MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Phụ huynh đón con ở trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1, TPHCM). Ảnh: M.Q

Phụ huynh băn khoăn đề án lệch ca, lệch giờ học ở TPHCM

MINH QUÂN LDO | 07/10/2017 09:00
Đề án đề án lệch ca, lệch giờ học thực hiện từ 10 năm qua ở TPHCM đang gây tranh cãi khi nhiều ý kiến đồng tình nhưng cũng nhiều ý kiến cho rằng không hiệu quả, thậm chí còn gây lãng phí.

Ngành giáo dục TPHCM thực hiện đề án lệch ca, lệch giờ từ năm học 2006-2007. Cụ thể, bố trí giờ học như sau: Bậc mầm non: 7h30 vào học - 16h ra về; bậc tiểu học: 7h vào học - 16h45 ra về; bậc THCS: 7h15 vào học - 17h15 ra về; bậc THPT: 7h vào học - 17h30 ra về.

Đánh giá kết quả thực hiện sau 10 năm, Sở GD-ĐT TPHCM cho rằng việc điều chỉnh lệch giờ học và giờ về giữa các trường cùng một tuyến đường trọng điểm được các trường tham gia khá tốt, làm giảm ùn tắc giờ cao điểm.

Từ đó, Sở GD-ĐT TPHCM đề nghị tiếp tục duy trì giờ vào học và giờ ra về như đã thực hiện từ năm 2007 đến nay; đồng thời, chỉ đạo các trường tăng cường chủ động điều chỉnh lệch giờ giữa các khối lớp hoặc giữa các trường, nhất là ở những địa bàn trọng điểm.

Ông Trần Văn Dũng (Q.Bình Thạnh) cho rằng việc áp dụng lệch ca, lệnh giờ tại một tuyến đường có nhiều trường học là hợp lý. “Con tôi học Trường tiểu học Hồng Hà (Q.Bình Thạnh) mà mỗi khi tan học buổi trưa và chiều đường Xô Viết Nghệ Tĩnh giao thông hỗn loạn dù ngày nào cũng có bảo vệ dân phố ra phân luồng xe. Sát bên còn có trường THPT Gia Định, nếu trường này tan học cùng một lúc thì chắc chắn đường Xô Viết Nghệ Tĩnh sẽ kẹt cứng”.

Phụ huynh đậu xe ô tô trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1) chờ đón con gây cản trở giao thông. Ảnh: M.Q

Tương tự, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1) có Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trường THPT Trưng Vương và THCS Võ Trường Toản. “Mỗi khi trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm tan học, khu vực trước cổng trường luôn kẹt cứng do phụ huynh đỗ xe máy tràn lan từ vỉa hè xuống lòng đường. Đó là chưa kể hàng chục ôtô vô tư đậu trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Thị Minh Khai gây ùn tắc giao thông” – anh Mai Văn Minh, sống trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, nói và cho rằng giải pháp lệch ca, lệch giờ học ở các trường này là hợp lý nhưng phải cần sắp xếp chỗ đỗ xe cho phụ huynh.

Trong khi đó, anh Hoàng Minh Tuấn (Q.3) có con học tại trường tiểu học Kỳ Đồng (Q.3) cho biết thường xuyên phải xin cơ quan về sớm 15 phút để kịp đón con. “Cơ  quan tôi 17h mới hết giờ làm việc nhưng tôi thường phải về lúc 17h45 phút để kịp đón con. Nhiều lần bị cơ quan nhắc nhở nhưng không còn cách nào khác” – anh Tuấn nói.

Còn chị Nguyễn Thị Thúy (Q.Gò Vấp) cho rằng: “Ngành giáo dục điều chỉnh giờ vào học giữa các cấp nhưng tôi thấy hầu hết phụ huynh thường có thói quen buổi sáng khi đi làm tiện thể đưa con tới trường rồi đến nơi làm việc. Vì vậy, mặc dù giờ vào học các trường khác nhau nhưng phụ huynh các trường đều đưa đón đến trường cùng thời điểm”.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn