MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Phú Quốc: “Căng mình” bảo vệ rừng dịp nghỉ lễ 30.4

Lục Tùng LDO | 28/04/2019 20:12

“Trước thông tin dự báo khách du lịch đến Phú Quốc nghỉ dưỡng vào dịp lễ 30.4 và 1.5 tăng 25-30% so năm 2018, chúng tôi đã quán triệt toàn đơn vị tăng cường hơn nữa công tác tuần tra, kiểm soát...  Vì Vườn Quốc gia Phú Quốc (Vườn) là một trong những điểm đến của nhiều du khách” - ông Nguyễn Văn Tiệp, Giám đốc Vườn (Phú Quốc – Kiên Giang) chia sẻ.

Theo dự báo lượng khách đến Phú Quốc kỳ nghỉ lễ 30.4 và 1.5 năm nay sẽ tăng thêm 25-30% so năm 2018, và nhiều người trong số đó chọn Vườn Quốc gia Phú Quốc là điểm đến của hành trình tham quan, khám phá...

Toàn bộ diện tích Vườn Quốc gia Phú Quốc đang ở dự báo cháy cấp 5. Ảnh: Lục Tùng
VQGPQ tại xã Bãi Thơm đang trong tình trạng rất khô. Ảnh: Lục Tùng

Khi nhận được thông tin này, lãnh đạo Vườn tiếp tục quán triệt toàn thể đơn vị tăng cường hơn nữa công tác tuần tra, kiểm soát. Hưởng ứng lời kêu gọi đó, với quyết tâm phòng ngừa cháy hơn chữa cháy toàn thể lực lượng phòng cháy Vườn quyết tâm “căng mình” 24/24 trong suốt thời gian nghỉ lễ và cho đến khi mùa mưa đến.

Nguồn nước chữa cháy đang ở mức khó khăn khi nhiều giếng đào đã sắp cạn kiệt. Ảnh: Lục Tùng
Dây leo cũng khô đến mức chỉ cần mồi lửa nhỏ cũng đủ bùng phát thành đám cháy lớn. Ảnh: Lục Tùng
Nhiều nơi, lớp thực bì lên đến 0,5m. Ảnh: Lục Tùng

Được biết, Vườn rộng  29.596ha, nhưng hơn tháng nay, toàn bộ diện tích đã ở báo động cháy cấp 5 – cấp cực kỳ nguy hiểm. Hiện bên dưới, các lớp thực bì rất dầy, có nơi lên đến hơn 0,5m, còn bên trên nhiều loại dây leo lên thân cây cổ thụ cũng rất khô...

Phút nghỉ trưa của người dân bản địa được Vườn hợp đồng làm nhiệm vụ kiểm soát người ra vào rừng tại các ngã đường thường có du khách tìm đến. Ảnh: Lục Tùng
Trước tình hình đó, lãnh đạo Vườn đã tổ chức láng trại cho lực lượng kiểm lâm túc trực 24/24 ngay tại rừng. Ảnh: Lục Tùng

Trong khi đó, nguồn nước tự nhiên như: Suối, mạch nước ngầm tại khu vực vườn đã ở mức cạn kiệt; riêng nguồn nước nhân tạo như: Giếng đào, bồn ngầm, bồn lộ thiên... cũng có hạn so với diện tích thực tế của Vườn. Đã vậy, địa hình đồi núi ở đây rất phức tạp, có nơi dốc lên đến 30 độ, thậm chí là 45 độ nên việc đi lại rất khó khăn.  

Ngoài ra, phải thường xuyên lên chòi canh để quan sát. Ảnh: Lục Tùng
Bình quân mỗi ngày, một nhân viên kiểm lâm phải đi quảng đường 100km. Ảnh: Lục Tùng.
Giám đốc Vườn (thứ 2 phải sang) thăm hỏi, động viên lực lượng kiểm lâm bám rừng những ngày nắng nóng, nguy cơ cháy cực kỳ cao. Ảnh: Lục Tùng

Mặt khác, do lực lượng mỏng, ở một số xã nhiều nơi dân cư (kể cả dân cư tự do) sống rãi rác, đan xen trong Vườn hoặc vùng đệm tiếp giáp với vùng lõi nên hơn tháng nay, bên cạnh việc ban hành lệnh “cấm trại” 24/24 đối với toàn bộ lực lượng kiểm lâm và nhân viên bảo vệ rừng, lãnh đạo Vườn thuê thêm lực lượng tại chỗ để tăng cường hỗ trợ.

Nhưng các nhân viên bảo vệ rừng vẫn tích cực với công việc. Ảnh: Lục Tùng
Điều kiện ăn ở rất đơn sơ. Ảnh: Lục Tùng

Theo đó, lực lượng kiểm lâm dựng láng trại túc trực tại các vùng trọng điểm để tăng cường tuần tra, kiểm soát, lực lượng người địa phương làm nhiệm vụ kiểm soát tại các cửa ngõ dẫn vào rừng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn