MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Quản lý bom mìn, vật liệu nổ: "Vi phạm đến đâu xử lý đến đó"

L.HOA LDO | 30/03/2018 15:53
Đó là khẳng định của Đại tá Nguyễn Văn Tín – Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn (Bộ Quốc phòng) tại họp báo thông tin khắc phục hậu quả bom mìn ở Việt Nam và hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống bom mìn 4.4 tổ chức ngày 30.3.

Việt Nam được biết đến bởi mức độ ô nhiễm bom mìn một cách nghiêm trọng bởi đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, đã hứng chịu hàng triệu tấn bom đạn. Theo báo cáo công bố hiện trạng tồn lưu ô nhiễm bom mìn, vật nổ sau chiến tranh, hiện nay diện tích đất đai hiện còn bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ trên 6,1 triệu ha, chiếm 18,71 % diện tích đất cả nước.

Theo kết quả điều tra, cho đến năm 2014, nước ta có 49/63 tỉnh có tai nạn do bom mìn, vật nổ gây ra. Số nạn nhân do bom mìn, vật nổ gây ra báo cáo đến nay là 1.813 trường hợp, trong đó 919 người bị chết, 894 người bị thương. Đánh giá về con số này, đại tá Nguyễn Hạnh phúc - Phó Tổng giám đốc Trung tâm Hành động khắc phục bom mìn Việt Nam (VNMAC) cho rằng - số nạn nhân bị thương vong rất nặng.

Thời gian vừa qua, tại thôn Quan Độ (xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) đã xảy ra vụ nổ lớn tại cơ sở phế liệu khiến 7 người bị thương và hai người tử vong. Trước vụ việc này, nhiều câu hỏi đặt ra về khâu kiểm soát và quản lý vật liệu nổ có bị buông lỏng hay không? Trả lời về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Tín – Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn (Bộ Quốc phòng) khẳng định, bất kỳ tổ chức, cá nhân nào vi phạm đều sẽ bị xử lí, vi phạm đến đâu xử lý đến nó.

Những vụ nổ này do nằm trong quản lý của các địa phương, thậm chí là từ việc buôn bán của các hộ cá thể nên không thể loại trừ được các vật liệu nổ sau xử lý còn sót lại và bị lẫn lộn trong quá trình thu gom, buôn bán. Pháp luật thì đã có những quy định nghiêm cấm buôn bán vật liệu liên quan đến bom mìn, vật liệu nổ song hiện công tác quản lý chung của các địa phương còn nhiều vấn đề.

Ông Tín cũng cho biết, lượng đạn cấp 5 dẫn đến cháy nổ thời gian vừa qua là không nhiều, thống kê đến nay số vụ dẫn đến cháy nổ kho đạn chỉ khoảng 33 vụ, nếu so với tỷ lệ các nước là rất ít. Ngược lại, tỷ lệ đạn của của Việt Nam so với thời gian sử dụng đối với các nước trên thế giới hiện khá cao, ở các nước 20 năm là đã xử lí, trong khi Việt Nam có đến 93% lượng đạn trên 30 năm.

Theo ông Tín, có 5 nguyên nhân chính dẫn đến chuyện cháy nổ kho đạn trong thời gian vừa qua như: Tự cháy, điều kiện thời tiết, điều kiện cất giữ, bất cẩn trong quá trình vận chuyển và phá hoại của các thế lực.  

Để tiếp tục khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam, ông Nguyễn Hạnh Phúc cũng cho rằng về hành lang pháp lý cần sớm hoàn thiện quy định về cấp phép các quy chuẩn quốc gia rà phá bom mìn, huy động các nguồn lực xã hội để phục vụ cho công tác này.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn