MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Khắp các cánh đồng mùa nước nổi đều có sự hiện diện của dớn và những chiếc đò nhỏ đánh bắt cá linh.

Săn cá linh mùa nước nổi

HƯNG THƠ LDO | 29/09/2019 08:50

Cuối tháng 9, mọi năm vào thời điểm này mùa nước nổi ở vùng ĐBSCL đã “già”, nhưng năm nay nước nhảy bờ chỉ chưa tròn tháng. Đã đến muộn, mực nước lại thấp hơn mọi năm nên các nguồn lợi đổ về không dồi dào như trước. Dọc quốc lộ 91 từ TP.Cần Thơ đến tỉnh An Giang, nước nổi về đã mênh mang trên những cánh đồng mà mùa khô là nơi trồng hoa màu.

Bao đời nay, hết vụ màu, cũng trên cánh đồng đó người dân tiếp tục “canh tác” khi nước nhảy tràn bờ. Nay, vì nhiều lý do, nhiều người đã rời quê lên thành phố để kiếm sống, không còn cảnh cả làng mưu sinh mùa nước nổi nữa. Nhưng, không ít người ra đi rồi trở về, bởi “xa quê, xa đất sao đành”, họ tiếp tục sắm ngư cụ để hòa vào con nước, kiếm con cá, con cua mưu sinh sống qua ngày. Mùa nước nổi, cá linh là đặc sản. Trước kia loại cá này chỉ dùng để làm mắm, thì nay được các nhà hàng, các bà nội trợ săn đón, dù giá cả đắt đỏ. Để bắt được cá linh có nhiều cách, nhưng cách nào cũng một điểm chung là lắm vất vả...

Ông Sáu Măng (52 tuổi, là Việt kiều sống ở Campuchia). Thức dậy từ nửa đêm, đến gần trưa hôm sau vợ chồng ông bắt được 21,5kg cá linh trên cánh đồng giáp biên với Việt Nam, rồi đưa về An Giang bán.
 
Mua của người dân với giá rẻ, thương lái chỉ cần vận chuyển ra tới chợ hoặc các nhà hàng là bán lại với giá trên 100.000 đồng/kg cá linh.
 
Lú có tên “12 cửa ngục” (ngư cụ làm bằng lưới, có 12 miệng) được nhiều người dân sử dụng để bắt cá linh và các loại cá tôm khác vào mùa nước nổi.
 
Người dân dựng nhà nổi trên sông, di chuyển nơi này sang nơi khác trên cánh đồng mùa nước nổi để bắt cá linh.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn