MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đào tạo sát hạch lái xe. Ảnh: ĐĐ

Siết chặt đào tạo - sát hạch lái xe sẽ tăng “gánh nặng” cho học viên

Minh Hạnh LDO | 15/12/2019 14:12
Theo quy định tại Thông tư số 38/2019 của Bộ Giao thông Vận tải sẽ giảm tiêu cực trong công tác đào tạo, sát hạch lái xe. Tuy nhiên, các trung tâm đào tạo lái xe phải đầu tư máy móc thiết bị, thay đổi hệ thống và phương pháp đào tạo buộc họ phải tăng học phí. “Gánh nặng” này sẽ đẩy vào vai học viên.  

Phó giám đốc Trung tâm dạy nghề và sát hạch lái xe Đông Đô - Nguyễn Thành Huân cho rằng, mô hình cabin tập lái đã đưa vào áp dụng thực hiện từ năm 1995 nhưng thời gian sau đó lại bỏ vì ngồi học trên cabin tập lái không khác gì ngồi trên mô hình một số trò chơi điện tử.

Cũng theo ông Huân, thay vì học mô hình trên cabin tại sao không cho học trên thực tế sân sa hình. Trong khi đầu tư cabin tập tốn hàng chục tỉ đồng. Do đó, Tổng cục Đường bộ nên thử nghiệm tại Trung tâm đào tạo lái xe công lập Nhà nước để đánh giá hiệu quả, sau đó mới nhân rộng xã hội hóa ra các cơ sở đào tạo khác. Cùng đó, học viên phải đóng thêm tiền học do bổ sung một phần thi xử lý tình huống giao thông trên phần mềm mô phỏng và lái xe trên cabin tập lái và mức tăng bao nhiêu sẽ tùy thuộc vào mức độ đầu tư và mỗi trung tâm đào tạo.

Theo ghi nhận của PV tại Trung tâm Đào tạo nghề, Công ty cổ phần vận tải ôtô số 2 và Trung tâm dạy nghề và sát hạch lái xe Đông Đô cho thấy, các đơn vị đã lắp camera giám sát phòng thi lý thuyết và học viên trong khi chờ đến lượt thi của mình có thể giám sát ngay trên màn hình phòng chờ được truyền trực tiếp từ phòng thi ra phía bên ngoài để đảm bảo công khai, minh bạch, tránh can thiệp hay nhắc bài từ giám khảo.

Giám đốc Trung tâm Đào tạo nghề Công ty Cổ phần Vận tải ô tô số 2 – Lê Văn Đại - cho rằng, với tổng thời gian lý thuyết và thực hành quá dài sẽ dẫn tới một số lượng không nhỏ nếu không có điều kiện sẽ khó học lái xe bởi đa số học viên đều tranh thủ học ngoài giờ hành chính (thứ Bảy, Chủ nhật hoặc là chiều tối tan giờ làm). Cùng đó, mỗi lớp học lý thuyết dạy tập trung phải đủ người mới mở lớp (bình quân 60 đến 100 học viên). Hơn nữa, để học đủ số Kilomet và số giờ thì cũng rất mất thời gian, vậy có khống chế thời gian bao lâu học xong? trên máy liệu lưu trữ được thời gian không. “Vấn đề hạ tầng giao thông kém, ý thức người tham gia giao thông chưa tốt là nguyên nhân chính chứ không thể đổ lỗi hoàn toàn cho đào tạo lái xe”, ông Đại nhấn mạnh.

Theo quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, học viên muốn có bằng ôtô hạng B2 phải trải qua thời gian học lý thuyết là 168 giờ và thời gian đào tạo thực hành là 84 giờ hay 1.000km. Với quy định này, các quy định đào tạo sát hạch lái xe tại Việt Nam đang cao so với thế giới. Cụ thể tại  Đức giờ đào tạo thực hành chỉ 34 giờ, Trung Quốc là 60 giờ và hiện nhiều nước đã “thả nổi” quá trình đào tạo và sẽ làm chặt công tác sát hạch. Nếu không học nghiêm túc sẽ khó có thể cầm bằng lái.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn