MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bãi cọc cổ đầm Lải, xã Yên Đức, thị xã Đông Triều. Ảnh: Tư liệu

Số phận bãi cọc cổ ở Quảng Ninh từng được cho là liên quan đến trận Bạch Đằng 1288

Nguyễn Hùng LDO | 26/12/2019 10:59

Khai quật một bãi cọc cổ thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh vào năm 2017, các chuyên gia trong và ngoài nước phán đoán rằng bãi cọc này có liên quan đến trận Bạch Đằng 1288.

Bãi cọc này nằm ở đầm Lải, xã Yên Đức, thị xã Đông Triều được người dân phát hiện vào năm 2013 khi đào ao và được các chuyên gia trong, ngoài nước tiến hành khai quật khảo cổ học vào năm 2017. Nằm gần sông Đá Bạc - con sông kết hợp với sông Giá để tạo thành sông Bạch Đằng lịch sử, lại ở khu vực dày đặc các di tích liên quan, gắn bó với nhà Trần, nên lúc đầu nhiều người nhận định bãi cọc này có thể liên quan đến chiến thắng lừng danh Bạch Đằng năm 1288. 

Lúc đầu, nhiều người nghĩ bãi cọc đầm Lải có thể có liên quan đến chiến thắng Bạch Đằng 1288. Ảnh tư liệu

Tuy nhiên, qua khai quật khảo cổ cho thấy cọc ở đây khá khác biệt với cọc Bạch Đằng 1288. Rõ nhất là các cọc gỗ thường có các mộng hình chữ nhật được khắc vào thân cọc, sát đầu cọc hoặc cách đầu cọc từ 16 - 20 cm. Điều quan trọng là, kết quả xác định C14 cho thấy, niên đại cọc vào khoảng thế kỷ  IV - III trước Công nguyên.

Một cây cọc trong bãi cọc đầm Lải.  Ảnh tư liệu
Các cọc gỗ khá lớn, có đường kính từ 19 – 30cm. Nhiều cọc chỉ nằm dưới mặt đầm khoảng 10cm và dài khoảng 100cm, được đóng chắc chắn xuống các lớp đất phía dưới, thậm chí có cọc còn xuyên tới lớp đất sét. Thời điểm đó, các chuyên gia nhận định rằng, những cọc gỗ này có thể liên quan nhiều hơn đến một hay nhiều công trình kiến trúc nào đó.
Thân cọc khá lớn. Ảnh tư liệu

Ngoài các cây cọc, các chuyên gia còn còn thu được số hiện vật như vật liệu kiến trúc, đồ gốm men, đồ gốm và sành thô, sành mịn thuộc về thời Đông Hán và thời Trần.

Theo các chuyên gia, nếu tiếp tục mở rộng diện khai quật, có thể tìm thấy nhiều cọc khác. Ảnh tư liệu

Quá trình khai quật khảo cổ cho thấy, dấu vết các cột gỗ không chỉ dừng ở vị trí khai quật. Tuy nhiên, việc khai quật chỉ dừng ở phạm vi nhỏ và sau đó lấp đất trở lại để trả mặt bằng cho các hộ dân.

Bãi cọc sau đó được lấp đất và trả lại mặt bằng cho các hộ dân. Ảnh tư liệu

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn