MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai (Đoàn Đại biểu Trà Vinh) cho biết hiện đối tượng giáo viên, nhất là mầm non và tiểu học băn khoăn về đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu.

Tăng tuổi nghỉ hưu: Không nên áp dụng theo kiểu cào bằng

Đặng Chung- Cao Nguyên- Thành Trung LDO | 12/06/2019 14:23

Chiều 12.6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi). Những ngày qua, một trong những nội dung được người dân, cử tri cả nước quan tâm là đề xuất việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu kể từ ngày 1.1.2021. Hiện có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Cần đánh giá kỹ tác động

Về lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu, có hai phương án được đưa ra. Trong đó, cơ quan soạn thảo thể hiện quan điểm chọn phương án 1, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Như vậy, tuổi nghỉ hưu của nam giới đạt 62 tuổi vào năm 2028 và tuổi nghỉ hưu của nữ là 60 tuổi vào năm 2035 (sau 8 năm với nam và sau 15 năm với nữ kể từ năm 2021).

Nhiều ý kiến cho rằng, việc tăng độ tuổi nghỉ hưu đối với người lao động cần có lộ trình và phân loại đối tượng áp dụng phù hợp điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Ngoài ra, việc này cũng cần đánh giá tác động, liệu tăng tuổi nghỉ hưu có làm tăng tỉ lệ thất nghiệp hay không?

Trao đổi bên hành lang Quốc hội, đại biểu Trần Văn Lâm (Đoàn Bắc Giang) cho rằng, đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu có sức tác động rất lớn. Đại biểu lưu ý, ban soạn thảo cần làm tốt công tác lấy ý kiến nhân dân để người dân hiểu, bởi chỉ khi tạo ra sự đồng thuận xã hội, chính sách mới có hiệu quả trong thực tiễn.

Đại biểu Trần Văn Lâm (Đoàn Bắc Giang). Ảnh:Quochoi.vn

“Việc tăng tuổi nghỉ hưu sẽ tác động trực tiếp đến thị trường lao động, tạo sức ép về vấn đề giải quyết việc làm. Cơ quan chức năng cũng đã đặt ra các phương án, lộ trình dần dần từng bước để tránh tạo sức ép quá lớn lên thị trường lao động.

Nếu lực lượng lao động còn khả năng làm việc mà không khai thác sẽ rất lãng phí, tuy nhiên tôi cho rằng không được cào bằng tuổi nghỉ hưu, bởi thực tế môi trường lao động của mỗi người khác nhau. Đặc biệt là môi trường lao động đặc thù, công nhân lao động trực tiếp thì phải tính toán để họ được nghỉ hưu sớm. Luật cần thiết kế để đáp ứng được cơ bản, toàn diện quyền lợi của người lao động”, đại biểu Lâm nhấn mạnh.

Giáo viên cũng không muốn tăng tuổi nghỉ hưu

Đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai (Đoàn Trà Vinh), Phó Giám đốc Sở GDĐT Trà Vinh cho biết, qua tiếp xúc cử tri, không chỉ đối tượng công nhân lao động trực tiếp không muốn tăng tuổi nghỉ hưu, mà các giáo viên, nhất là giáo viên mầm non và tiểu học cũng không muốn. Lý do là những giáo viên trên 55 tuổi, khi múa, ca hát cho trẻ sẽ không còn dẻo, không thu hút trẻ.

Có giáo viên nói rằng vì trực tiếp đứng lớp nên hay mắc bệnh nghề nghiệp như viêm phổi (hít bụi phấn), viêm thanh quản, viêm họng (do nói quá nhiều)… Do đó, thầy cô muốn giữ nguyên như hiện nay với nữ đủ 55 tuổi, nam 60 tuổi.

“Thầy cô cũng không nên quá lo lắng vì Ban soạn thảo Bộ luật Lao động sửa đổi đã nói sẽ tiếp thu ý kiến đại biểu và cử tri, sẽ chia ra các nhóm khác nhau. Có ngành nghề được về hưu sớm như lao động của ngành than, hoặc những ngành làm việc trong môi trường độc hại; có nhóm giữ nguyên và nhóm sẽ tăng tuổi nghỉ hưu”- đại biểu Mai cho biết.

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi  (Đoàn Thanh Hóa) trả lời bên hành lang Quốc hội.

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội kiến nghị Bộ Y tế và Bộ LĐTBXH cần sớm phối hợp để xây dựng danh mục ngành nghề lĩnh vực nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để xem xét tăng hay giảm tuổi nghỉ hưu. Danh mục ngành nghề này cũng không cố định mà có sự rà soát liên tục, có ra, có vào đáp ứng yêu cầu thực tế.

Ông cho rằng, đối tượng là giáo viên mầm non, tiểu học cần xếp vào nhóm lao động nặng nhọc, áp lực và không nên tăng tuổi nghỉ hưu với đối tượng này.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn