MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hiện mực nước trên các sông suối đang giảm nhanh, một số nơi tại Lâm Đồng đã cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Mai Hương

Tây Nguyên đối mặt khô hạn khốc liệt

Mai Hương - Phan Tuấn LDO | 20/03/2024 09:31

Tây Nguyên đang bước vào cao điểm mùa khô. Hiện mực nước trên các sông suối giảm nhanh, một số nơi đã cạn kiệt nguồn nước, hiện tượng nắng nóng gia tăng đe dọa an ninh nguồn nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân.

Người dân thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng

Do ảnh hưởng của khô hạn, hàng trăm hộ dân tại các xã Đại Lào và Lộc Châu, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng thiếu nước sinh hoạt và nước tưới tiêu cho cây trồng. Nhiều hộ dân đã phải mua nước sinh hoạt và thuê các dịch vụ cung cấp nước tưới cho cây trồng với giá cao nhưng không phải lúc nào cũng có thể mua được.

Là hộ kinh doanh tại thôn 3, xã Đại Lào, bà Nguyễn Hoài Ái cho biết, vài tháng trở lại đây, TP Bảo Lộc không có mưa khiến tình trạng thiếu nước sinh hoạt trở nên nghiêm trọng hơn. Gia đình bà Ái phải khắc phục bằng cách đi mua nước hoặc xin nước từ các gia đình sử dụng giếng khoan.

Bà Hoài Ái cho biết: "Hiện nay, gia đình tôi phải đi mua nước để sinh hoạt mỗi ngày với giá hơn 100.000 đồng/m3. Trong 1 tháng, gia đình tôi phải mua khoảng 14m3 nước, như vậy cũng chưa chắc đã đủ cho cả gia đình tôi dùng".

Trong khi đó, gia đình bà Trần Thị Xuyến (thôn 3, xã Đại Lào) trồng 3 sào cà phê nhưng do tình trạng thiếu nước nên từ trong Tết, gia đình bà không có nước tưới cây. Dù nhận dịch vụ tưới vườn với giá 250.000 đồng/giờ đồng hồ, nhưng vợ chồng bà cũng không dám nhận vào thời điểm này do thiếu nước.

Ông Phạm Công Hương - Phó Chủ tịch UBND xã Đại Lào - cho hay, hiện nay, trên địa bàn xã Đại Lào, người dân chủ yếu sử dụng nguồn nước từ giếng đào để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, một số ít hộ dân sử dụng nguồn nước từ giếng khoan.

Để chủ động với các tình huống xấu, UBND xã Đại Lộc đã kiến nghị UBND TP Bảo Lộc có kế hoạch ứng phó cả giải pháp cấp bách và lâu dài.

Bên cạnh đó, nâng cấp các hồ đập, trong đó có hồ B'Lao Xê Rê để phục vụ tưới tiêu, nạo vét mở rộng dòng suối kênh mương để có dòng nước.

Theo Sở NNPTNT Lâm Đồng, tổng nhu cầu kinh phí phòng, chống hạn hán năm 2024 toàn tỉnh hơn 63 tỉ đồng. Trong đó, đề xuất hỗ trợ từ ngân sách Trung ương hơn 43 tỉ đồng, ngân sách tỉnh hơn 20 tỉ đồng.
Để chủ động phòng, chống hạn hán, toàn tỉnh tiếp tục phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến tiết kiệm nước.

Thực hiện các giải pháp chống hạn

Nắng nóng, hạn hán đang diễn ra khốc liệt trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. Trong bối cảnh này, các ngành chức năng nơi đây đang tức tốc điều tiết nguồn nước để giải hạn cho hàng nghìn hécta cây trồng các loại.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Krông Nô, vụ Đông Xuân 2024, trên địa bàn huyện có khoảng 4.600 hécta cây hằng năm và khoảng 32.000ha cây công nghiệp, cây ăn trái dài ngày. Hiện mới vào những ngày đầu tháng 3, nhưng cục bộ nhiều vùng nông nghiệp đã thiếu nước tưới.

Chỉ tính riêng hai xã Nam Xuân và Đắk Sôr, hiện đang có khoảng 1.500 hécta cây trồng các loại thiếu nước tưới. Trong đó, có khoảng 30% diện tích cây cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả trên địa bàn hai xã này chưa đủ nước tưới đợt 2.

Ông Doãn Gia Lộc - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Krông Nô - cho biết, hiện huyện Krông Nô đã phối hợp với các cơ quan chức năng, làm việc với các huyện lân cận như Đắk Mil, Đắk Song đang có nguồn nước còn tương đối ổn định để tiến hành điều tiết về giúp người dân cứu cây trồng.

UBND tỉnh Đắk Nông đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị địa phương thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2024.

Sở NNPTNT triển khai các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm...

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn