MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Làng Thủy Đường (Thủy Nguyên, Hải Phòng) là một trong những làng nghề bánh chưng truyền thống có tiếng cả nước. Ảnh HN

Thăm làng nghề bánh chưng "không ngủ" ở Hải Phòng ngày giáp Tết

Mai Dung LDO | 10/02/2021 15:00
Những ngày giáp Tết, người dân làng nghề bánh chưng nổi tiếng miền Bắc - làng Thủy Đường (Thủy Nguyên, Hải Phòng) đêm ngày đỏ lửa, cho ra hàng vạn bánh chuyển đến tay khách hàng gần xa.
Từ lâu, làng nghề bánh chưng truyền thống Thủy Đường nức tiếng gần xa bởi hương vị đậm đà, dẻo thơm đặc trưng. Cứ vào vụ tết, cả làng, nhà ai cũng bận rộn, hối hả cho ra những mẻ bánh chuyển đến tay khách hàng nhiều tỉnh, thành cả nước. Ảnh MD
Để giữ gìn thương hiệu bánh chưng Thủy Đường ngon, rền, đậm đà trứ danh, theo bà Hoàng Thị Sen (45 tuổi, thôn Bắc 2, xã Thủy Đường, Thủy Nguyên, Hải Phòng, gia đình truyền thống 6 đời gói bánh chưng) cho biết, khâu tuyển chọn nguyên liệu làm bánh rất kỹ càng, công phu. Theo bà Sen, gạo để gói bánh bắt buộc phải là gạo nếp cái hoa vàng ngâm từ 1-2h. Ảnh MD
Đỗ xanh ngâm, đãi sạch vỏ, loại bỏ hạt tạp, hạt sâu... Ảnh MD
Thịt lợn gói bánh được lựa chọn là thịt mông, thịt ba chỉ để bánh chưng có độ ngậy nhất định. Sau đó, thịt được thái miếng dày, ướp bột canh, hạt tiêu, nước mắm dậy mùi thơm. Ảnh MD
Bánh chưng Thủy Đường được gói bằng lá dong nếp đặt bên ngoài xen lẫn lá chuối hột lót bên trong. Bởi lẽ theo những người thợ lành nghề, lá chuối dễ bóc, thơm và cứng bánh hơn. Ảnh MD
Người dân làng nghề chia sẻ, bánh chưng Thủy Đường thường được gói với tỉ lệ 4 gạo - 1 đỗ, bảo đảm lớp gạo, đỗ trên dưới bằng nhau. Ảnh MD
Sau khi bỏ nhân, những người thợ thoăn thoắt gói bánh, buộc lạt. Điều đặc biệt, bánh chưng Thủy Đường hoàn toàn được gói bằng tay, không sử dụng khuôn. Mặc dù vậy, dưới bàn tay thợ, những chiếc bánh vuông vức, đẹp đẽ. Ảnh MD
. Hiện cả làng có hơn 30 hộ làm bánh chưng truyền thống, cứ cha truyền con nối hết đời này đến đời khác. Ngày thường gói ít để ăn, bán tại các chợ; ngày tết thì gói theo đơn đặt hàng phục vụ Tết. Từ khoảng 15 tháng Chạp đến Tết, các hộ gói bánh chưng phải thức thông trưa, gói bánh đến đêm rồi lại thay nhau trông nồi bánh chưng đến sáng để hoàn thiện mẻ bánh thơm ngon chuyển đến tay khách hàng. Trung bình mỗi ngày, hàng vạn chiếc bánh chưng Thủy Đường được đưa ra thị trường, phục vụ nhu cầu Tết của bà con. Ảnh MD
Năm nay, thời điểm cận Tết cũng là khi dịch COVID-19 bùng phát, tuy nhiên, làng nghề bánh chưng Thủy Đường không bị ảnh hưởng nhiều, gói đến đâu bán hết đến đấy. Giá mỗi chiếc bánh dao động từ 50.000-100.000 đồng. Ảnh MD

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn