MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú là phần thưởng cao quý đối với mọi giáo viên. Ảnh minh họa: H. Nguyễn

Thành tích xét tặng danh hiệu Nhà nước không dùng xét tặng Nhà giáo ưu tú

Hoàng Quang LDO | 28/06/2023 14:14

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”.

- Dự thảo Nghị định bổ sung một số nội dung để bảo đảm tường minh trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn, cá nhân làm hồ sơ đề nghị xét tặng “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” và mức chi cho hoạt động của các hội đồng xét tặng, cụ thể:

+ Về đối tượng xét tặng:

Chuyển đối tượng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tham gia giảng dạy theo quy định của chế độ làm việc sang cùng nhóm đối tượng là giáo viên, giảng viên. Lý do: Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cũng tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục trong nhà trường; giảng dạy đủ định mức giờ dạy theo danh mục khung vị trí việc làm trong các cơ sở giáo dục; có mã số V.07 hoặc V.09, được bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp, cùng được hưởng các phụ cấp thâm niên, phụ cấp đứng lớp như giáo viên, giảng viên.

Tại các hội nghị xin ý kiến về dự thảo Nghị định, nhiều ý kiến của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đã đề nghị chuyển nhóm cán bộ quản lý cơ sở sang nhóm giáo viên, giảng viên để đảm bảo sự công bằng và đánh giá đúng những đóng góp của đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.

Nội này cũng phù hợp với quy định xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”: Thầy thuốc trong thời gian làm quản lý y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh, sản xuất dược phẩm, nghiên cứu y dược, phòng chống dịch bệnh vẫn trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật thì thời gian là quản lý đó được tính là thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật, y tế.

Cán bộ quản lý giáo dục chỉ còn 02 đối tượng gồm: Viên chức công tác tại các cơ sở giáo dục trước đây đã được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên nhưng hiện nay không tham gia giảng dạy; cán bộ quản lý tại cơ quan quản lý giáo dục, nhóm này có đặc thù đều không tham gia giảng dạy để xây dựng tiêu chuẩn cho phù hợp.

+ Về nguyên tắc xét tặng:

1. Bảo đảm chính xác, công bằng, công khai, dân chủ, tự nguyện trong việc xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”.

2. Không sử dụng thành tích đã được xét tặng các danh hiệu vinh dự Nhà nước bao gồm Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú để đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”.

3. Các thành tích để xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” phải đạt được trong thời gian công tác trong ngành Giáo dục.

4. Việc xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” phải chú trọng tới nhà giáo trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, giảng dạy; nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục giảng dạy, giáo dục người khuyết tật; nhà giáo công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo danh mục do Thủ tướng Chính phủ quy định (gọi chung là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn).

+ Về kinh phí tổ chức xét tặng:

Quy định chi tiết hơn các hoạt động và mức chi xét tặng của các cấp hội đồng để các bộ, ngành, địa phương có căn cứ thực hiện. Tại Nghị định số 27 chưa quy định rõ về mức chi cho các thành viên hội đồng, tổ thư ký trong các hoạt động thẩm định hồ sơ, họp hội đồng nên các bộ, ngành, địa phương không có căn cứ để chi thù lao.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn