MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Những cánh rừng vầu xanh mướt bên dòng sông Lò tại xã Quan Sơn, Thanh Hóa. Ảnh: NT

Thoát nghèo nhờ khai thác “vàng xanh”

NGUYỄN TRƯỜNG LDO | 27/11/2019 13:46

Với thu nhập bình quân từ 400.000 đồng đến 700.000 đồng/người/ngày những năm gần đây, việc khai thác cây vầu đắng đã góp phần giúp đồng bào người dân tộc Thái tại các xã Trung Thượng và Tam Lư (huyện Quan Sơn, Thanh Hóa) thoát nghèo. Vầu đắng được ví như “vàng xanh” của nơi đây.

 

Vầu đắng là loài cây thuộc họ tre, nứa thân cao khoảng 20m mọc tự nhiên ở khu vực rừng núi Quan Sơn, Thanh Hóa. Ảnh: NT
 
Cây vầu được người dân khai thác từ tháng 11 đến tháng 8 năm sau, mỗi năm chỉ trừ ra hai tháng 9 và 10 là mùa vầu ra măng nên chính quyền địa phương ở đây cấm người dân vào rừng khai thác. Ảnh: NT
Người dân xã Trung Thượng, huyện Quan Sơn khai thác vầu ven bên quốc lộ 217. Ảnh: NT
 
Nghề khai thác vầu tuy vất vả nhưng mang lại thu nhập cao cho người dân. Ảnh: NT
 
Hiện mỗi tạ vầu có giá từ 200.000 đến 250.000 đồng. Ảnh: NT
 
Bình quân mỗi một người khai thác được từ 2 đến 3 tạ vầu/ngày. Ảnh: NT
 
Vầu khai thác đến đâu có thương lái đến mua hết đến đấy. Ảnh: NT
 
Vì đang vào mùa khai thác nên 2 em nhỏ Lò Đình Văn và Hà Gia Hưng cũng tranh thủ ngày cuối tuần được nghỉ học ra phụ giúp bố mẹ. Ảnh: NT
 
Theo ông Vi Văn Pin, Chủ tịch UBND xã Tam Lư, huyện Quan Sơn, vòng đời của cây vầu kéo dài khoảng 50 năm. Nghề khai thác vầu mới chỉ phát triển khoảng 7 năm trở lại đây, nhờ khai thác vầu mà đời sống của người dân trong xã được nâng lên rõ rệt. Ảnh: NT
  
Khoảng 3 năm trở lại đây, do người dân khai thác ồ ạt nên sản lượng vầu tự nhiên đã giảm đi nhiều. Để tiếp tục phát triển và đưa cây vầu trở thành cây kinh tế mũi nhọn của địa phương, người dân trong xã đã tự ươm giống vầu và trồng thay thế một số loại cây kém năng suất. Tính từ lúc trồng đến lúc thu hoạch mất khoảng 3 năm, vốn đầu tư ít nhưng hiệu quả kinh tế lại rất cao nên người dân địa phương ngày càng trồng nhiều. Bình quân mỗi hộ trồng từ 5 đến 10ha. Ảnh: NT
Nhiều cơ sở sản xuất, chế biến các sản phẩm từ vầu được mọc lên ngay tại vùng nguyên liệu này. Ảnh: NT
 
Vầu được dùng chủ yếu để phục vụ cho đan lát, xuất khẩu. Ảnh: NT

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn