MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông cần đảm bảo thông tin cá nhân của khách hàng được sử dụng đúng mục đích (ảnh mang tính minh họa). Ảnh: HẢI NGUYỄN

Thông tin khách hàng khó được bảo mật tuyệt đối

Hữu Long LDO | 15/04/2018 10:58

Thực tế cho thấy, trước và sau khi Nghị định 49/2017/ND - CP  về việc thông tin thuê bao di động cần phải chính xác, bổ sung thêm ảnh chụp chân dung…, tình trạng trao đổi, rao bán thông tin khách hàng vẫn diễn ra công khai trên mạng.

Theo ghi nhận của PV tại điểm giao dịch của các hàng viễn thông trên địa bàn TP. Hà Nội những ngày cuối tuần, khách hàng vẫn đổ xô đến để cập nhật thông tin cá nhân.

Một bộ phận người dân nhận rõ quyền lợi của việc bổ sung ảnh, thông tin cá nhân nhưng cạnh đó, không ít người còn băn khoăn, lo lắng.

Nội dung Nghị định 49 quy định nhà mạng có trách nhiệm bảo mật thông tin người dùng di động theo quy định của pháp luật. Dù vậy, dư luận vẫn chưa an tâm về việc dữ liệu của người dùng liệu có bảo mật thật sự hay sẽ bị rò rỉ ra bên ngoài?

Theo khảo sát, việc mua bán, trao đổi dữ liệu người dùng; số điện thoại, thông tin cá nhân, địa chỉ… đã và đang được rao bán trên các trang mạng xã hội. 

Chỉ cần vào mạng xã hội, lần theo các trang mua bán dữ liệu người dùng như Data 2.., data K.H…, trao đổi mua bán data…, chúng tôi dễ dàng ngã giá, mua thông tin người dùng theo từng nhu cầu cụ thể.

Các đối tượng thường công khai bán thông tin người dùng theo nhu cầu khác nhau: Gói thuê bao di động,  gói thông tin các bộ ban ngành, người có chức vụ cao, khách hàng bất động sản ở TP.Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội…

Theo chị Nguyễn Thị Minh Trang, nhân viên ngân hàng tại quận Cầu Giấy, gần đây, chị liên tục nhận được những lời mời chào từ các công ty bất động sản, vay vốn lãi suất thấp… dù bản thân không có nhu cầu. Từ đó, chị  Trang đặt câu hỏi có hay không việc thông tin cá nhân của mình đã bị rao bán?

“Cả mạng xã hội hàng đầu thế giới như Facebook vừa rồi còn lộ dữ liệu người dùng nên việc bảo mật thông tin của các nhà mạng đến nay vẫn còn bỏ ngỏ?”  - chị Trang đặt câu hỏi.

Theo các chuyên gia an ninh mạng, dữ liệu cá nhân bị đánh cắp thường từ bên cung cấp dữ liệu và bên sử dụng dữ liệu. Cụ thể, bên tạo ra dữ liệu là cá nhân, chủ sở hữu của dữ liệu, còn bên sử dụng dữ liệu cá nhân là bên nhận, bên vận chuyển dữ liệu đó. Một ví dụ dẫn chứng là khi bạn khai báo thông tin cho mạng viễn thông thì bên sử dụng phổ biến là nhà mạng trong vai trò lưu giữ thông tin, đại lý trong vai trò nhận dữ liệu cá nhân, đơn vị cung cấp đường truyền Internet trong vai trò truyền dữ liệu cá nhân...

Ông Trương Đức Lượng – Giám đốc Công ty Cổ phẩn An ninh mạng Việt nam - phân tích: Nguyên nhân đầu tiên để lộ thông tin người dùng có thể do ý thức của cá nhân tạo ra dữ liệu và bên sử dụng dữ liệu cá nhân chưa tốt. 

“Các bên sử dụng dữ liệu cần tuân thủ nguyên tắc về sử dụng dữ liệu cá nhân; chỉ sử dụng trong phạm vi được phép dựa theo thỏa thuận với khách hàng, không chia sẻ dữ liệu cá nhân trái phép, đảm bảo bảo mật cho hạ tầng lưu trữ, truyền tải dữ liệu cá nhân”  - ông Lượng phân tích.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn