MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Từ đêm giao thừa đến tối muộn mùng 1 tết người dân Sài Gòn vẫn đến chùa cầu an đầu năm rất đông.

Tối muộn, người Sài Gòn vẫn ùn ùn về các chùa cầu an đầu năm

Huân Cao LDO | 06/02/2019 07:31
Từ đêm giao thừa cho đến tối muộn mùng 1 tết, hàng chục nghìn dân TPHCM đã đến các chùa trung tâm thành phố để cầu an, mong ước một năm bình an.
9h tối vẫn còn nhiều người dân đi lễ tại chùa Hòa Khánh, quận Bình Thạnh.

Theo ghi nhận của PV Báo Lao Động, đến 21h mùng 1 tết (5.2 dương lịch) tại nhiều chùa vẫn còn đông người dân ùn ùn đến đi lễ cầu an đầu năm.

Tại chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3), Quan Âm Tu Viện (quận Phú Nhuận), chùa Hòa Khánh (quận Bình Thạnh), Phổ Quang (quận Tân Bình)..., có rất đông người đến thắp hương và làm lễ cầu an.

 Rất đông người dân và phật tử đến Quan Âm Tu Viện cầu an đầu năm.

Tại chùa Quan Âm Tu Viện ngay sau đêm giao thừa cho đến tối mùng 1 tết,  nhiều gia đình phật tử và người dân đã về chùa cầu may mắn, tài lộc và sức khỏe trong ngày đầu năm.

 Sư cô Thích Nữ Huệ Đức - trụ trì Quan Âm Tu Viện.

"Đi chùa đầu năm là khởi đầu của một năm và trở thành yếu tố tâm linh gắn với văn hóa, tín ngưỡng của người Việt. Vì vậy, mọi người đều thành khẩn cầu mong một năm mới bình an và hạnh phúc" - Sư cô Thích Nữ Huệ Đức, trụ trì chùa Quan Âm Tu Viện chia sẻ với PV Báo Lao Động.

 Hòa thượng Thích Tấn Đạt đang phát lễ cho phật tử  cầu an đầu năm.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, Hòa thượng Thích Tấn Đạt - Phó Trưởng ban thường trực Ban Hoằng pháp Trung Ương Giáo Hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) cho biết, đi lễ chùa đầu năm không chỉ là ước nguyện mà đó còn là thời gian để mọi người tìm về với chốn tâm linh.

"Đi chùa đầu năm, người dân tạ lễ tại các cửa chùa như lời tri ân, cảm ơn cho năm cũ đồng thời cầu cho năm mới được may mắn. Đây là một nét văn hóa của người Á Đông nói chung và của người dân Việt nói riêng" - Hòa thượng Thích Tấn Đạt nói.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn