MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Một vụ tai nạn giao thông. Ảnh minh họa: Minh Hằng

Tự ý giữ phương tiện gây tai nạn là có dấu hiệu cưỡng đoạt tài sản

Minh Hạnh LDO | 28/05/2023 16:04
Hiện rất nhiều trường hợp phương tiện gây tai nạn giao thông bị một số người giữ lại để chờ bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, việc cá nhân tự ý giữ phương tiện khi gây tai nạn giao thông là có dấu hiệu của tội cưỡng đoạt tài sản.

Mới đây trên diễn đàn OFFB, tài khoản Thuy Nguyen bức xúc cho biết, xe của gia đình chị có va chạm với một xe khác, sau đó bị phía bên kia giữ xe và yêu cầu bồi thường 400-500 triệu mới trả xe. Mặc dù gia đình chị đã chuyển cho bên giữ xe 100 triệu đồng, do không có sự hợp tác chị đã lên diễn đàn OFFB nhờ cộng đồng mạng tư vấn, hỗ trợ.

Nhiều ý kiến cho rằng, theo quy định, việc tạm giữ phương tiện giao thông là một trong những biện pháp được cơ quan chức năng áp dụng để thực hiện trách nhiệm và nhiệm vụ của họ.

Tùy thuộc vào giá trị của phương tiện và tính chất vụ việc mà thẩm quyền tạm giữ phương tiện sẽ được trao cho từng đối tượng khác nhau thực hiện. Người ra quyết định tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản phương tiện đó.

Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Nguyễn Đức Toàn (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết, quy định tại khoản 2 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định việc tạm giữ phương tiện phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.

Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại phương tiện bị tạm giữ.

Theo khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định rõ về thời hạn tạm giữ phương tiện giao thông như sau: Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 7 ngày, kể từ ngày tạm giữ.

Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề...

Tại khoản 3 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định về thẩm quyền tạm giữ phương tiện giao thông như sau: Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.”

Theo Chương II Phần thứ 2 của Luật Xử lý vi phạm hành chính mà cụ thể hơn là tại Điều 38 và Điều 39 thì thẩm quyền được tạm giữ phương tiện được quy định như sau: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã được tạm giữ phương tiện có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện được tạm giữ phương tiện có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ được tạm giữ phương tiện có giá trị không vượt quá 25.000.000 đồng; Giám đốc Công an cấp tỉnh được tạm giữ phương tiện có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng.

Nếu không thuộc các trường hợp trên thì có dấu hiệu của tội cưỡng đoạt tài sản

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn