MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bác sĩ Trầm Xuân Chánh chia sẻ câu chuyện về khoa Săn sóc đặc biệt

Vị bác sĩ 15 năm ăn Tết xa nhà cùng những người khốn khổ

LÊ TUYẾT LDO | 03/02/2019 08:00
Bác sĩ Trầm Xuân Chánh bắt đầu làm việc tại Bệnh viện Nhân Ái (thuộc Sở Y tế TPHCM, đóng tại xã Phú Văn, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) từ năm 2004. 15 năm qua, bác sĩ Trầm Xuân Chánh chưa từng ăn Tết cổ truyền cùng gia đình mà lựa chọn ở lại bệnh viện, vui xuân mới cùng bệnh nhân.

Không đành lòng… vui một mình!

Tôi gặp bác sĩ Chánh trong chương trình tuyên dương “Những tấm gương thầmlặng mà cao cả” do UBND TPHCM tổ chức vào những ngày cuối năm 2018. Hôm đó, bác sĩ Chánh đại diện cho Khoa Săn sóc đặc biệt giao lưu với những người tham dự. Với những câu chuyện đặc biệt của Khoa mà bác sĩ Chánh mang đến, Phó Chủ tịch Nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã gửi tặng ngay 50 triệu đồng.

Sau lễ tuyên dương, ông và những người đồng nghiệp của mình lại tức tốc lên xe thẳng tiến về Bình Phước. Ông vội vàng đến nỗi, những người muốn phỏng vấn ông như tôi thấy hụt hẫng. Ông cười xòa: “Bệnh nhân cần chúng tôi cô ơi”.

“Bệnh nhân cần chúng tôi” – chính suy nghĩ đó nên không chỉ bác sĩ Chánh, hầu hết đội ngũ y bác sĩ ở bệnh viện Nhân ái đều lựa chọn ở lại cùng bệnh nhân vào những ngày Tết.

Bệnh viện Nhân ái chuyên chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS giai đoạn cuối. Hầu hết bệnh nhân là những người sống lang thang không nơi nương tựa hoặc bị gia đình bỏ rơi, bệnh nhân tại các cơ sở giáo dục, giáo dưỡng.

Cùng gói bánh chưng - Ảnh: BV Nhân Ái

Ở Bệnh viện Nhân Ái, các bác sĩ kiêm nhiệm luôn phần việc của người nhà bệnhnhân từ chăm sóc, lo bữa ăn đến giấc ngủ. Ở bệnh viện này, các bác sĩ nhường suất ăn cho bệnh nhân là chuyện thường ngày. Bác sĩ Chánh chia sẻ: “Tiêu chuẩncủa bệnh nhân có "H" là 22.000 đồng/ngày nên nhiều lúc bệnh nhân thèm ly cà phê, thèm điếu thuốc, cái bánh bao đâu có tiền mua. Anh em bác sĩ ở đây lấy tiền của mình, tiền ăn của mình mua những món ngon ngon, bệnh nhân thèm”.

Bác sĩ Chánh xúc động: “Có những người mới hôm qua bảo thèm ly trà xanh,điếu thuốc, mình mua về, ngồi hít một hơi hoặc có những bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối, miệng mồm lở hết, ăn uống khó khăn những vẫn cố gắng ăn một món ngon… Hôm sau là đi rồi”.

Với bác sĩ Chánh, nhiều bệnh nhân xem mình như người thân của mình, họ chẳng còn nơi nào để đi nữa, nếu mình chỉ vui một mình mình, mình về nhà ăn Tết thì sao mà đành!

Mong gia đình đừng bỏ rơi bệnh nhân

Ngày Tết ở Bệnh viện Nhân Ái, chẳng mâm cao cỗ đầy nhưng cũng có đủ bánh chưng, bánh tét, mứt kẹo, hoa mai... Bác sĩ, điều dưỡng dọn dẹp lại phòng, khoa, khuôn viên, mua sắm nguyên liệu để gói bánh chưng, bánh tét hay chuẩn bị các tiết mục ca hát, chuẩn bị nguyên phụ liệu để các bệnh nhân thamgia các phần thi trong ngày Tết… Ai cũng cố gắng để bệnh nhân không thấy thiếu Tết.

Nói về ước vọng đầu năm mới, bác sĩ Trầm Xuân Chánh trần tình: “Tôi chỉ mong các gia đình đừng bỏ rơi bệnh nhân. Tội lắm”. Theo bác sĩ Chánh, nhiều bệnh nhân ở đây, người thân đưa đến bệnh viện rồi “biệt tăm”, không có một lời hỏi thăm.

“Tôi mong người nhà hãy san sẻ một phần trách nhiệm, chia sẻ với các bác sĩđể có thể chăm sóc cho bệnh nhân được tốt hơn. Không chỉ là về vật chất mà về tinh thần, tình cảm, để bệnh nhân thấy được an ủi, động viên. 60-70% bệnh nhân ở Bệnh viện Nhân ái không có người thân ghé thăm, chăm sóc. Điều đó thật là buồn! Tôi mong gia đình hãy yêu thương, đừng bỏ rơi họ”, bác sĩ Trầm Xuân Chánh bày tỏ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn