MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Các chủ mỏ khoáng sản ở Tam Điệp (Ninh Bình) đã bàn giao mặt bằng nhưng đến nay vẫn chưa được đền bù, hỗ trợ. Ảnh: Nguyễn Trường

Việc đền bù, thu hồi 3 mỏ khoáng sản làm cao tốc Mai Sơn - QL45 gặp khó

NGUYỄN TRƯỜNG LDO | 07/01/2024 16:07

Dự án cao tốc Bắc - Nam, đoạn Mai Sơn - QL45 đã chính thức được khánh thành từ tháng 4.2023. Tuy nhiên, đến nay, 3 mỏ khoáng sản tại Ninh Bình bị ảnh hưởng bởi dự án này vẫn chưa có phương án đền bù, hỗ trợ gây khó khăn trong việc quản lý và hoạt động của doanh nghiệp.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Tống Đức Thuận - Phó Chủ tịch UBND thành phố Tam Điệp (Ninh Bình) - cho biết, trong quá trình giải phóng mặt bằng thực hiện dự án cáo tốc Bắc - Nam, đoạn Mai Sơn - QL45 (đoạn qua qua địa bàn tỉnh Ninh Bình), có 3 mỏ khoáng sản trên địa bàn thành phố Tam Điệp bị ảnh hưởng. Đến nay, việc thu hồi, giải quyết đền bù cho những mỏ khoáng sản này đang gặp khó khăn.

Các mỏ khoáng sản bị ảnh hưởng gồm: mỏ đất đá hỗn hợp phía Tây Nam đồi Cầu Thủng (xã Yên Sơn, xã Quang Sơn); mỏ đất đồi phía Đông hồ Trại Vòng (xã Quang Sơn); mỏ đá khu vực Hang Nước (xã Quang Sơn).

Theo ông Thuận, đối với mỏ đất đá hỗn hợp phía Tây Nam đồi Cầu Thủng đã được UBND tỉnh Ninh Bình cấp giấy phép khai thác số 08/GP-UBND ngày 13.2.2018 cho Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và phát triển Xuân Thành. Tổng diện tích mỏ 26,5ha, trữ lượng khai thác 4.702.756m3 và thời hạn khai thác 15 năm. Diện tích bị ảnh hưởng phải giải phóng mặt bằng và hành lang an toàn đường cao tốc là 8,67ha (doanh nghiệp đã tạm bàn giao chủ đầu tư ngày 2.8.2021) với trữ lượng khoáng sản còn lại trong diện tích bị ảnh hưởng bởi dự án là 2.271.448m3).

Đối với mỏ đất đồi phía Đông hồ Trại Vòng được UBND tỉnh Ninh Bình cấp giấy phép khai thác số 47/GP-UBND ngày 30.6.2011 cho doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng Minh Tuấn (nay là Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Minh Tuấn). Diện tích mỏ 6,9ha, trữ lượng khai thác 1.860.100m3 và thời hạn khai thác 30 năm. Diện tích bị ảnh hưởng phải giải phóng mặt bằng và hàng lang an toàn đường cao tốc là 1,012ha (doanh nghiệp đã tạm bàn giao cho chủ đầu tư ngày 25.1.2021) với trữ lượng khoáng sản còn lại trong diện tích bị ảnh hưởng bởi dự án là 277.482m3.

Đối với mỏ đá khu vực Hang Nước được UBND tỉnh Ninh Bình cấp giấy phép khai thác số 29/GP-UBND ngày 7.11.2016 cho Công ty Cổ phần Phát triển đầu tư Thái Sơn (nay là Công ty Cổ phần Thái Sơn E&C). Diện tích mỏ là 12ha, trữ lượng khai thác 4.068.960m3 và thời hạn khai thác là 22 năm. Diện tích bị ảnh hưởng 7.297,4m2 (doanh nghiệp đã tạm bàn giao cho chủ đầu tư ngày 5.2.2021).

"Riêng mỏ này chưa được UBND tỉnh Ninh Bình cho thuê đất, chưa ký hợp đồng thuê đất, công ty chưa tổ chức khai thác vì thiếu thủ tục theo quy định pháp luật. Sau khi xây dựng đường cao tốc thì mỏ đá không có đường ra vào, không đảm bảo khoảng cách an toàn về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp" - ông Thuận cho hay.

Ông Thuận cho hay, theo văn bản số 3778/BGTVT-CQLXD ngày 29.4.2021, của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) thì kinh phí đền bù lấy từ nguồn giải phóng mặt bằng của dự án đường cao tốc và chỉ đền bù thiệt hại trong diện tích đất thu hồi thuộc phạm vi mốc giải phóng mặt bằng và đền bù thiệt hại trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường bộ cao tốc.

"Như vậy, nếu thu hồi cả mỏ thì phần kinh phí ngoài phạm vi nêu trên chưa rõ bố trí từ nguồn nào chi trả" - ông Thuận nói.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn