MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Tỉnh Vĩnh Phúc trao thưởng cho thầy và trò có giải tại Olympic quốc tế. Ảnh: THPT chuyên Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc có hơn 1.000 nhà giáo trình độ thạc sĩ

QUỲNH CHI LDO | 19/12/2021 08:00

Sau 25 năm tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc không chỉ là một trong những tỉnh có sự bứt phá trong phát triển kinh tế, chính trị, xã hội mà còn thể hiện sự bứt phá trong giáo dục. 

Ngay từ ngày đầu tái lập tỉnh, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ban hành Đề án 01 về Phát triển giáo dục, đào tạo của tỉnh đến năm 2000. Đây là Đề án đầu tiên sau tái lập tỉnh Vĩnh Phúc, thể hiện sự quan tâm rất lớn của tỉnh đối với sự nghiệp GDĐT.

Tỉnh Vĩnh Phúc quy hoạch, bố trí quy mô, mạng lưới trường lớp hợp lí. Năm 1997, toàn tỉnh có 475 trường. Đến nay, có 508 trường với trên 320.679 học sinh. Những năm đầu tái lập, tỉnh không có trường tư thục, đến nay đã có 15 trường.

Tỉ lệ kiên cố hóa lớp học tăng từ 13-14% năm 1997, đến nay đã có tỉ lệ kiên cố hóa ở các cấp học là mầm non 92,6%, trung học 96,8%, trung học cơ sở 98,2%, trung học phổ thông và giáo dục thường xuyên 100%. Tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia tăng từ 2,95% giai đoạn 1997-2000 thành 100% trường ở giai đoạn 2015-2020.

Số lượng nhà giáo có trình độ trên chuẩn (thạc sĩ) tăng từ trên 400 người năm 2008 thành trên 1000 người năm 2021.

Trong nhiều năm gần đây Vĩnh Phúc có điểm bình quân thi Tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học - cao đẳng nằm trong tốp 5 tỉnh đứng đầu trong cả nước. Số lượng học sinh giỏi quốc gia tăng từ 29 giải năm 1998 lên 82 giải năm 2021. Đến nay, đã có 33 giải khu vực và quốc tế, trong đó có 03 huy chương vàng, 07 huy chương bạc, 15 huy chương đồng và 08 bằng khen.

Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc được xây mới với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại bậc nhất trong cả nước trên diện tích trên 6,5ha với điều kiện thiết bị đồng bộ. Trường hiện có đầy đủ các hạng mục công trình để phục vụ hoạt động chuyên môn, đáp ứng theo chương trình giáo dục chương trình chuyên biệt, hiện đại và hội nhập.

Đến năm 2021, lần đầu tiên điểm trung bình đạt trên trung bình (6,27 điểm) và xếp thứ 10/63 tỉnh thành...

Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc được xây mới với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại bậc nhất trong cả nước. Ảnh: THPT Chuyên Vĩnh Phúc

Lần đầu tiên, Quỹ Khuyến tài được thành lập và đã tiếp nhận được trên 50 tỉ đồng từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt trong năm 2021, tỉnh đã trao khoảng 3 tỉ đồng để hỗ trợ, trao tặng học bổng giáo viên, học sinh đạt thành tích cao ở cấc cấp học.

Vĩnh Phúc là tỉnh thứ 4 toàn quốc được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi vào năm 2012 và đạt phổ cập tiểu học mức độ 2 vào năm 2013. Năm 2017 đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 3, đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở (THCS) mức độ 2 và chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

Tiếp nối những thành tựu đã đạt được sau 25 kể từ khi tái lập tỉnh, trong giai đoạn tiếp theo, ngành Giáo dục Vĩnh Phúc xác định mục tiêu phát triển theo hướng chuẩn hóa, dân chủ hóa, hiện đại hoá, xã hội hoá và hội nhập quốc tế.

Việc này nhằm đáp ứng đủ về đội ngũ và cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông.

Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục tạo đột phá trong hoạt động quản lí giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá; nâng cao chất lượng dạy chữ, dạy người hướng đến chân - thiện - mỹ; tạo dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn và văn minh; phát huy ý chí, sức sáng tạo, hun đúc khát vọng cống hiến và phát triển của con người Vĩnh Phúc.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn