MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Voi Ban Nang vẫn rống thống thiết vì cái chết của voi con. Ảnh: P.V

Voi con chết trong bụng mẹ được an táng theo phong tục địa phương

H.Long LDO | 10/10/2017 08:52

Sau gần 2 năm chờ đợi, khuya 8.10, tại huyện Lắk (tỉnh Đắk Lắk) voi nhà Ban Nang hạ sinh voi con Pặc On. Thế nhưng, chú voi con đã chết khi còn trong bụng mẹ. Thương tiếc trước cái chết của voi con xấu số, người dân địa phương sẽ tổ chức an táng voi con theo đúng phong tục vùng hồ Lắk.

Anh Y Vinh E Ung (32 tuổi), cháu ông Y Mứ Bkrông, chủ voi Ban Nang – cho biết, sau voi con chết lưu, voi Ban Nang vô cùng đau buồn. Ở trong rừng sâu, voi Ban Nang vẫn rống thống thiết suốt ngày đêm.

Bản thân anh Y Vinh, chủ voi, cùng các nhân viên tại Trung tâm bảo tôn voi Đắk Lắk suốt hơn 2 năm trời gắn bó, theo dõi từng miếng ăn, giấc ngủ của voi mẹ Ban Nang đều xót xa, không khỏi bất ngờ trước cái chết của voi con.

Theo anh Y Vinh, dù voi con chết trước khi sinh nhưng việc voi nhà mang thai thành công đã là một bước ngoặt lớn đối với công tác bảo tồn voi nhà tại Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Anh Y Vinh tin rằng một mai, số lượng đàn voi nhà sẽ tiếp tục được sinh sôi, phát triển nhờ những chính sách kịp thời của nhà nước.

Voi Ban Nang (bên trái -PV) và voi “bảo mẫu” vài tháng trước khi sinh. Ảnh: P.V

“Sau khi voi  Pặc On chết, gia đình chúng tôi sẽ tổ chức chôn cất theo phong tục truyền thống của người dân. Voi  Pặc On mặc dù vắng số nhưng voi sẽ mãi mãi nằm lại với vùng hồ Lắk” – anh Y Vinh E Ung tâm sự.

Ông Huỳnh Trung Luân - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk (thuộc Sở NNPTNT  Đắk Lắk) nhận định, cái chết của voi Pặc On có thể là do quá trình chuyển dạ của Ban Nang quá lâu và cũng có thể là do voi mẹ đã già.

Ông Luân thẳng thắn, cái chết của voi con Pặc On cho thấy công tác bảo tồn voi hết sức khó khăn. Mặc dù đơn vị đã lập nhiều kế hoạch trước và sau khi voi mẹ sinh sản nhưng thật sự không thể cứu được voi con.

Trước đó, để bảo tồn đàn voi nhà trước nguy cơ tuyệt chủng, nhiều chủ voi nhà, các tổ chức từ thiện và chính quyền các tỉnh Tây Nguyên cùng sắp xếp chuyện voi nhà “yêu” thế nhưng đều thất bại.

2 năm trước, khi các nài voi trong vùng cùng chuyên gia bảo tồn voi trên thế giới mất nhiều tháng trời nghĩ mọi cách tạo cơ hội để voi đực trong vùng được gần gũi, làm quen với 4 nàng voi cái ở buôn Jang Tao và nàng voi H’Ban Nang của buôn M’liêng. Nhiều tháng trôi qua, những cuộc “ép duyên” này đều thất bại và chỉ cuộc tình giữa voi đực Y Mâm ( voi một nài voi tại hồ Lắk - PV) với voi H’Ban Nang là có kết quả viên mãn.

Voi con đã tử vong trước khi sinh. Ảnh: TTBTV

Trung tâm bảo tồn voi đã đã thuê voi H’Băn (55 tuổi - của một chủ voi ở buôn Jun, thị trấn Liên Sơn) về chăm sóc cho Ban Nang. UBND tỉnh Đắk Lắk hỗ trợ hơn 600 triệu đồng.

Dù được tính toán chu đáo nhưng voi con đã chết trước khi ra đời.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn