MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Sông Nhuệ ô nhiễm gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Ảnh: Quỳnh Trang

Xử phạt nặng hành vi xả thải để bảo vệ các dòng sông

NGUYỄN HÀ LDO | 08/06/2024 06:00

Tình trạng ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm các dòng sông đang trở nên nghiêm trọng, tình trạng này không phải mới xảy ra mà đã từ nhiều năm, nhưng đây là giai đoạn báo động, việc xử lý dứt điểm vấn đề này là vấn đề lớn, cần cả tiềm lực về kinh tế, kinh phí, nhân lực con người.

Theo GS.TS Đặng Kim Chi - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, hiện nay tại các thành phố lớn, nơi tập trung dân cư đông, nguồn nước, các dòng sông, ao hồ đang có tình trạng ô nhiễm, 1 số nơi ô nhiễm mang tính chất nghiêm trọng.

Nguyên nhân chính là nhiều dòng sông đã phải tiếp nhận rất nhiều nguồn nước chưa được xử lý đã bị xả thải trực tiếp vào, đó là nước thải sinh hoạt của các hộ dân, các khu đô thị xung quanh khu vực chưa được xử lý, là nước thải công nghiệp, nước thải từ các làng nghề, các trang trại chăn nuôi, trồng trọt có nhiễm thêm chất hữu cơ… dẫn đến chất lượng nước của các dòng sông ngày càng ô nhiễm.

Không phủ nhận các địa phương có dòng sông bị ô nhiễm đã hết sức cố gắng để “cứu”, tuy nhiên GS.TS Đặng Kim Chi cho rằng, nguyên nhân là do quá trình xả thải chưa được xử lý đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm và vấn đề cốt lõi là cần ngăn chặn nước thải ô nhiễm xả thải vào các dòng sông. “Cần thu gom không cho xả vào sông những nguồn gây ô nhiễm mà đưa về nơi xử lý sau khi đạt yêu cầu mới được xả vào sông” - GS.TS Đặng Kim Chi nói.

Theo GS.TS Đặng Kim Chi, để ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm các dòng sông thì các giải pháp cần đồng bộ, lựa chọn ưu tiên các giải pháp có hiệu quả về mặt công nghệ, kỹ thuật.

Trước hết là các giải pháp về mặt chính sách, chính quyền địa phương cần kiên quyết hơn với việc xả thải vào sông hồ. Thứ hai, đối với các đô thị cần thu gom nước thải ô nhiễm để xử lý đạt yêu cầu trước khi xả vào các dòng sông. Thứ ba cần kêu gọi người dân sống xung quanh lưu vực sông có ý thức tự giác và trách nhiệm để bảo vệ các dòng sông. Thứ tư, cần tạo dòng chảy cấp bổ sung ôxy cho quá trình tự làm sạch của các dòng sông hiện đang bị ô nhiễm. Cuối cùng cần tăng cường các biện pháp giám sát, kịp thời phát hiện các khu vực ô nhiễm để có biện pháp xử lý.

Đặc biệt, vai trò của cộng đồng, của tổ chức quần chúng trong việc giám sát các nguồn thải ô nhiễm là rất quan trọng” - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho biết.

Còn theo PGS.TS Bùi Thị An - Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng, để ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm các dòng sông cần phân cấp để quản lý từng vùng, nếu đã có phương pháp xử lý, đã tuyên truyền nhưng các doanh nghiệp, người dân không thực hiện thì cần có chế tài tương xứng để xử lý.

“Chẳng hạn cần xử phạt nặng các doanh nghiệp xả thải với mức phạt nặng hơn lợi nhuận của họ, hoặc cần đình chỉ kinh doanh, tương tự với làng nghề” - bà An nói.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn