MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Chi tiết các trường hợp xe ôtô bị từ chối đăng kiểm

Minh Huy (T/H) LDO | 07/04/2022 07:05
Đăng kiểm xe ôtô là một thủ tục bắt buộc theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải, người dân nên nắm rõ các trường hợp bị từ chối đăng kiểm để không mắc phải.

Các trường hợp xe bị từ chối đăng kiểm

Cục Đăng kiểm Việt Nam quy định các trường hợp dưới đây sẽ không được đăng kiểm:

- Lái xe ôtô chưa đóng phí phạt nguội do tài xế vi phạm trong quá trình tham gia giao thông. Theo đó, để được đăng kiểm, lái xe phải đóng tiền phạt, sau đó trở lại trung tâm để làm thủ tục đăng kiểm.

- Lái xe lắp thêm cản trước, cản sau, giá nóc của xe ôtô, làm kích thước xe vượt tỉ lệ tiêu chuẩn (dài x rộng x cao: 4x3x4 cm). Do đó, cơ quan đăng kiểm sẽ từ chối đăng kiểm do làm thay đổi kết cấu xe của nhà sản xuất. Ngoài ra, lái xe sẽ bị phạt lỗi tự thay đổi kết cấu xe khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Đăng kiểm xe ôtô là một thủ tục bắt buộc theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải. Ảnh: LĐO

- Chủ xe dán decal lên xe ôtô làm thay đổi màu sơn, kết cấu xe nguyên bản sẽ không được đăng kiểm. Đồng thời chủ xe sẽ bị phạt tiền từ 600-800 nghìn đồng.

- Lắp thêm ghế đối với xe VAN cũng bị từ chối đăng kiểm. Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, lắp thêm ghế với xe VAN nằm trong phạm vi bị cấm dù có sử dụng hay không. Đồng thời, khi lưu thông, lái xe còn bị phạt theo quy định từ 6 - 8 triệu đồng; và phải khắc phục tình trạng bằng việc tháo bỏ hàng ghế sau để xe trở lại tình trạng ban đầu của nhà sản xuất.

- Thay đổi kết cấu xe như cơi nới thêm thùng hàng cho chiều cao vượt qua thông số cho phép ban đầu để chở được nhiều hàng sẽ bị phòng đăng kiểm xe cơ giới từ chối đăng kiểm.

- Trường hợp không lắp thiết bị camera giám sát hành trình cũng bị từ chối đăng kiểm.

Thủ tục đăng kiểm xe mới nhất

Bước 1: Tổ chức, cá nhân đưa xe đến đơn vị đăng kiểm, nộp trực tiếp các giấy tờ và cung cấp các thông tin như:

- Giấy phép lái xe, đăng ký xe, giấy hẹn cấp đăng ký xe; bản sao phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước (trừ xe cơ giới thanh lý) đối với trường hợp kiểm định lần đầu;

- Bản chính giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo đối với trường hợp xe cơ giới mới cải tạo;

- Thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu, địa chỉ website quản lý thiết bị giám sát hành trình, camera đối với xe thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình, camera;

- Khai báo về việc kinh doanh vận tải vào phiếu theo dõi hồ sơ theo mẫu.

Bước 2: Đơn vị kiểm định tiếp nhận hồ sơ và thực hiện kiểm định.

Qúa trình kiểm tra, đánh giá tình trạng của xe được chia làm 5 công đoạn bao gồm:

- Kiểm tra nhận dạng, tổng quát;

- Kiểm tra phần trên của phương tiện;

- Kiểm tra hiệu quả phanh và trượt ngang;

- Kiểm tra môi trường;

- Kiểm tra phần dưới của phương tiện.

Bước 3: Trả kết quả kiểm định

Nếu xe kiểm định đạt yêu cầu, đơn vị đăng kiểm trả giấy chứng nhận kiểm định và dán tem kiểm định cho phương tiện.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn