MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Uống rượu bia có nồng độ cồn, lái xe có thể nghỉ trong ôtô nhưng cần đảm bảo an toàn. Ảnh minh họa: Vĩnh Hoàng

Có nồng độ cồn, có thể vào ôtô nằm nghỉ

Xuyên Đông LDO | 11/12/2023 16:13

Anh Lê Ngọc Thắng quê ở Thanh Hóa, sinh sống ở Hà Nội hỏi: Tôi uống 1, 2 lon bia rồi ra ôtô nằm nghỉ thì có bị xử lý vi phạm nồng độ cồn không hay không?

Trao đổi về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Thu Trang, Văn phòng Luật sư Hưng Đạo Thăng Long cho biết, về xử lý vi phạm nồng độ cồn được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Theo đó, hành vi xử phạt vi phạm nồng độ cồn được áp dụng với người điều khiển xe trên đường.

Có thể thấy hành vi được mô tả trong xử phạt vi phạm nồng độ cồn là người điều khiển xe trên đường. Trường hợp lái xe chỉ vào xe nằm nghỉ không điều khiển xe có thể không bị xử phạt. Tuy nhiên, lái xe cần chú ý an toàn khi ngủ nghỉ trong ôtô.

Nhưng nếu lái xe điều khiển xe ra đường mà chưa hết nồng độ cồn hoặc đánh lái xe, di chuyển bị phát hiện có nồng độ cồn vẫn có thể bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn.

Mức phạt nồng độ cồn với ôtô như sau:

Nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Người vi phạm bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 5). Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng (Điểm e Khoản 11 Điều 5).

Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Người vi phạm bị phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng (điểm c Khoản 8 Điều 5). Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng (Điểm g Khoản 11 Điều 5).

Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Người vi phạm bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. (Điểm a Khoản 10 Điều 5). Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (Điểm h Khoản 11 Điều 5).

Hơn nữa, việc đỗ xe cần phải đảm bảo đúng quy định tại Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008, cụ thể như sau:

Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;

Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;

Không mở cửa xe, để cửa xe mở.

Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;

Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.

Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:

Bên trái đường một chiều;

Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;

Trên cầu, gầm cầu vượt;

Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;

Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;

Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;

Nơi dừng của xe buýt;

Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;

Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;

Trong phạm vi an toàn của đường sắt;

Che khuất biển báo hiệu đường bộ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn