MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nội thất dễ ẩm mốc khi lái xe dưới mưa. Ảnh Kiến Văn

Đánh bay ẩm mốc bên trong xe khi thời tiết mưa nắng thất thường

KIẾN VĂN LDO | 06/06/2020 15:30
Sáng nắng, chiều mưa là kẻ thù số 1 gây ra ẩm mốc cho nội thất ô tô. Tài xế nếu không cẩn thận có thể khiến chiếc xe của mình hư hại nặng nề.

Nhiều người nghĩ có ôtô thì đỡ phải “dãi nắng dầm mưa”. Đúng là vậy nhưng ít ai biết được nỗi khổ của tài xế khi phải lưu thông dưới điều kiện thời tiết này. Hành khách ngồi trên xe đôi khi vì thích ngắm mưa mà hé cửa sổ ra. Vô tình những hạt mưa bên ngoài lọt vào. Gây nên ẩm mốc cho nội thất bên trong.

Rồi khi ở ngoài bước vào, cho dù có mang áo mưa hay che dù thì nước vẫn dính ở áo, quần hay giày dép. Không cẩn thận thì chúng rơi vào những kẻ hở trên xe. Qua một đêm thì cũng rất dễ gây ra ẩm mốc. Lâu ngày thì có mùi hôi khá khó chịu.

Khoang xe kín là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Ảnh Kiến Văn

Nếu như xe vẫn vận hành liên tục thì không sao nhưng khi tắt máy, khoang xe kín, ẩm thì lúc này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Kết hợp với thảm lót sàn hay ghế ngồi bằng chất liệu nỉ hay vải là môi trường mà chúng rất ưa thích.

Kết quả là khi bước lên xe, tài xế hay hành khách sẽ choáng bởi mùi khó chịu do ẩm thấp. Chưa kể, nếu tài xế chủ quan để lâu ngày có thể làm hư hại các trang bị bên trong. Sửa chữa rất tốn kém.

Vì vậy, bên cạnh việc hạn chế tối đa nước vào nội thất thì tài xế cần trang bị những kiến thức cần thiết khi đi mưa về. Đầu tiên, thay vì xuống xe, tắt máy liền thì hãy bật điều hòa ở chế độ cao nhất. Điều này sẽ giúp đánh bay hơi nước còn đọng lại bên trong xe.

Trường hợp nước dính trên ghế, vô lăng hay sàn xe thì tài xế nên sử dụng khăn khô sạch để lau. Đối với những loại ghế da thì không nên sử dụng cồn hay các chất tẩy mạnh. Nó sẽ làm hỏng bề mặt của ghế. Nhiều tài xế kinh nghiệm cũng chia sẻ không nên sử dụng dung dịch chuyên dụng quá nhiều. Vừa tốn kém vừa dễ hỏng các chi tiết bên trong xe.

Vô lăng, ghế ngồi là các chi tiết cần chăm sóc kỹ. Ảnh Kiến Văn

Đó mới là cách để làm khô xe, còn để khử mùi hôi bên trong xe thì tài xế có thể sử dụng các túi than hoạt tính để vào một số nơi trên xe. Có thể là dưới ghế ngồi hay nơi hút gió của máy lạnh. Vừa tiết kiệm vừa đỡ mất công.

Ngoài ra, bột baking soda cũng là một lựa chọn không tồi dành cho chiếc xe của bạn. Rắc lên các tấm lót sàn hay bề mặt ghế. Chúng sẽ hút sạch các mùi gây khó chịu bên trong. Hạn chế sử dụng các loại túi thơm, sáp thơm công nghiệp…vì chúng chủ yếu được làm từ các thành phần hóa học. Tác dụng chỉ là lấn át mùi hôi mà không giải quyết triệt để. Chưa kể, ngửi nhiều còn không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Hãy chú ý bảo vệ khoang nội thất chiếc xe của mình. Đừng để người khác đánh giá bạn qua mùi hôi của nó. Chưa kể, việc này còn giúp bạn tiết kiệm kha khá chi phí trong việc mang xe đi vệ sinh nội thất hay phải thay thế các trang bị bên trong do hư hỏng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn