MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Từ 1.7, cán bộ công chức viên chức sẽ được hưởng lương mới theo chính sách cải cách tiền lương. Ảnh: Hải Nguyễn

Bộ Nội vụ lên tiếng về phản ánh nâng lương thường xuyên đối với viên chức

Trang Hà LDO | 19/05/2024 12:37

Bộ Nội vụ nhận được phản ánh của người dân liên quan đến việc nâng lương thường xuyên đối với viên chức chưa bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp.

Anh Trần Văn Lanh (Thành phố Hồ Chí Minh) gửi kiến nghị đến Bộ Nội vụ về việc nâng lương thường xuyên.

Anh Lanh cho biết: “Tôi làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng từ 1.10.2019 ngạch kỹ sư 13.095. Tôi có tham gia thi tuyển viên chức và có quyết định trúng tuyển vào 1.7.2021, vì chưa có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp kỹ sư nên chưa bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp và được tạm thời xếp lương theo mã V.05.02.07 (bậc 1-2,34).

Vì được bố trí làm việc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm mà thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bằng thời gian tập sự tương ứng với thời gian tập sự của chức danh nghề nghiệp được tuyển dụng, nên tôi được miễn tập sự và thời gian được tính để nâng lương là 1.10.2020”.

Nếu chưa được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp kỹ sư hạng 3 (do hiện tại chưa có đơn vị mở lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp kỹ sư hạng 3) thì tôi có được nâng bậc lượng thường xuyên (bậc 2-2,67 vào ngày 1.10.2023) không?”.

Liên quan đến phản ánh, kiến nghị của anh Trần Văn Lanh, trên Cổng thông tin điện tử, Bộ Nội vụ có ý kiến như sau: Đối tượng và điều kiện nâng bậc lương thường xuyên đã được quy định rõ tại Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31.7.2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; sửa đổi, bổ sung tại tại Thông tư số 03/2021/TT-BNV ngày 29.6.2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Vấn đề người dân hỏi thuộc thẩm quyền của UBND TPHCM, nên anh Lanh liên hệ với cơ quan quản lý công chức, viên chức của TPHCM (Sở Nội vụ) để được xem xét, trả lời theo thẩm quyền.

Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 08/2013/TT-BNV được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV, chế độ nâng bậc lương thường xuyên áp dụng với 4 nhóm đối tượng:

Cán bộ, công chức, viên chức xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, các bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ làm việc trong các cơ quan nhà nước từ trung ương đến xã, phường, thị trấn (xã, phường, thị trấn (cấp xã) và trong các đơn vị sự nghiệp công lập;

Những người xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ do Nhà nước quy định được cấp có thẩm quyền quyết định đến làm việc tại các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam mà vẫn thuộc danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị;

Những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập có thỏa thuận trong hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Những người xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định thuộc chỉ tiêu biên chế được ngân sách nhà nước cấp kinh phí trong các hội có tính chất đặc thù quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP.

Có 02 tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên đối với viên chức bao gồm:

Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;

Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức thì sẽ được nâng lương thường xuyên theo quy định.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn