MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ảnh minh họa: Hải Nguyễn

Sớm cải cách chế độ tiền lương, phụ cấp để giáo viên không còn lo cơm áo

Bạn đọc Nguyễn Đước LDO | 19/11/2023 08:39

Sớm cải cách chế độ tiền lương và phụ cấp là cách để người thầy, những người làm công tác giáo dục sống được, sống tốt hơn với nghề nghiệp của chính mình và để được an tâm cống hiến với nghề mà không còn nỗi lo cơm áo gạo tiền.

Từ bao đời nay nghề giáo, những người làm nghề “trồng người” được xem là một nghề nghiệp cao quý, đáng trân trọng và được xã hội kính trọng, tôn vinh.

Nhưng để ghi nhận, tri ân và tôn vinh những cống hiến, sự đóng góp thầm lặng mà cao cả của người thầy cho sự nghiệp giáo dục, vì sự nghiệp giáo dục không chỉ là những tôn vinh, những lời nói lý thuyết khuôn mẫu, sáo rỗng. Hãy tôn vinh người thầy và dành tình cảm cho họ cần bằng những hành động cụ thể và thiết thực hơn.

Hãy để người thầy giữ lửa nghề, được tự do sáng tạo đúng với chuyên môn nghề nghiệp của mình khi đứng trên bục giảng. Hãy cởi bỏ những áp lực cũng như những trói buộc (các chỉ tiêu, quy định áp đặt về thành tích hoặc sự đánh giá chưa công bằng và còn thiếu công tâm trong công tác thi đua, khen thưởng hàng năm).

Hãy để người thầy sống được, sống tốt với niềm đam mê trong nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn. Đó là nhu cầu cũng như là những đòi hỏi chính đáng. Để làm được điều đó Nhà nước, Chính phủ và ngành giáo dục cần phải tiếp tục nghiên cứu, cải cách lại thu nhập, phụ cấp và chế độ tiền lương của người thầy sao cho phù hợp với công sức, trí tuệ, năng lực và sự đóng góp của người thầy trong công tác giáo dục và giảng dạy.

“Có thực mới vực được đạo”, sớm cải cách chế độ tiền lương và phụ cấp đó cũng là cách để người thầy sống được, sống tốt hơn với nghề nghiệp của mình, an tâm cống hiến với nghề mà không còn nỗi lo cơm áo gạo tiền.

Hãy đồng cảm trân trọng, hợp tác và sẽ chia những áp lực trong nghề nghiệp của người thầy, những người đang làm công tác truyền đạt kiến thức và giáo dục đạo đức cho biết bao thế hệ học sinh. Bởi suy cho cùng, người thầy giáo không chỉ làm công tác dạy chữ, truyền đạt kiến thức mà người thầy còn là những “nhà tâm lý”, là những người “cha hiền”, "mẹ hiền" mẫu mực và đúng nghĩa.

Đối với người thầy, hãy giáo dục, yêu thương và quân tâm học trò của mình bằng chính tình yêu thương và trách nhiệm và cả nghệ thuật cũng như kỹ năng xử lý tình huống, đặc biệt là đối với những học sinh cá biệt.

Sự kiên trì trong công tác giáo dục bằng cả tình thương và trách nhiệm chân thành xuất phát từ tấm lòng đối với các em kiểu "mưa dầm thấm lâu" chắc chắn gặt hái được quả ngọt, được kết quả tốt đẹp như mong muốn, sẽ cảm hóa được các em.

Điều này cũng như tạo ra những hiệu ứng cũng như hiệu quả thiết thực và tích cực hơn trong công tác giáo dục và giảng dạy, để đạt được mục tiêu cũng như đích đến cuối cùng của những người thầy làm công tác giảng dạy, giáo dục là đào tạo, giáo dục ra những con người có ích cho gia đình và xã hội.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn