MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

An Giang chính thức công bố dịch dịch tả lợn Châu Phi

Lục Tùng LDO | 10/06/2019 12:05

Ông Trần Anh Thư - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang - đã đồng ý công bố dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) trên toàn tỉnh từ ngày 10.6.2019. Đây là quyết định được đưa ra sau khi nghe lãnh đạo Sở NNPTNT và các địa phương báo cáo diễn biến tình hình DTLCP tại buổi họp trực tuyến diễn ra vào sáng cùng ngày.  

Báo cáo tại buổi họp, bà Võ Thị Thanh Vân - Phó GĐ Sở NNPTNT An Giang - cho biết, sau khi phát hiện trường hợp DTLCP đầu tiên của tỉnh xảy ra tại địa bàn TP Long Xuyên vào ngày 22.5.2019, ngành nông nghiệp đã đẩy mạnh công tác phòng, chống bệnh DTLCP.

Ông Ôn Hòa Thịnh - Chi cục Phó Chi cục Thú y An Giang - báo cáo tại cuộc họp. Ảnh: Lục Tùng

Theo đó, bên cạnh việc tiêu hủy heo bị nhiễm, ngành nông nghiệp  cũng đã tiến hành nhiều biện pháp phòng, ngừa. Ngoài việc  cấp phát 17.000 tài liệu bướm, 1.000 tờ áp phích, cấp 7.500 lít hóa chất để khử trùng, còn nhanh chống thành lập các Trạm Kiểm dịch động vật đầu mối giao thông; Trạm Kiểm dịch động vật cửa khẩu...

 

Tuy nhiên do diễn biến bệnh phức tạp, địa hình sông rạch chằng chịt... đã khiến cho công tác kiểm soát gặp nhiều khó khăn; cộng vào đó, ý thức của một bộ phận người dân chưa cao... đã tiếp tay cho bệnh lây lan. Tính đến nay, toàn tỉnh có 13 điểm với 396 con heo nhiễm bệnh DTLCP tại 7 địa phương, gồm: TP. Long Xuyên và 6 huyện Thoại Sơn, Tịnh Biên, Châu Phú, Tri Tôn và Chợ Mới. 

Tại điểm cầu Văn phòng UBND tỉnh An Giang. Ảnh: Lục Tùng

Sau khi nghe lãnh đạo ngành NNPTNT và các địa phương báo cáo diễn biến tình bệnh DTLCP, ông Trần Anh Thư -  Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì cuộc họp trực tuyến công tác phòng chống bệnh DTHCP trên đại bàn tỉnh - đã đồng ý công bố dịch trên toàn tỉnh và giao cho bộ phận chuyên môn soạn thảo văn bản để trình lãnh đạo UBND tỉnh ký chính thức ngay trong ngày 10.6.2019.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Lục Tùng

Phát biểu chỉ đạo tại buổi họp, ông Thư lưu ý các ngành, đơn vị, địa phương, đặc biệt phải đổi mới và thiết thực hóa công tác tuyên truyền và công tác kiểm soát. “Bên cạnh việc kiện toàn cơ chế kiểm soát từ bên ngoài vào và từ bên trong ra, tới đây cần lưu ý thêm việc xây dựng cơ chế kiểm soát ngay trong vùng phát hiện điểm có heo mắc bệnh để kiên quyết không để xảy ra tình trạng vận chuyển heo trong vùng nguy cơ này đến nơi khác. Phải đổi mới hơn nữa công tác tuyên truyền theo hướng dễ biết, dễ hiểu, dễ làm theo” - ông Thư nhấn mạnh.

Ông Thư gợi ý, không cần giải thích dài, có thể nghiên cứu loại hình tuyên truyền theo kiểu “nên” hay “không nên” bằng hình ảnh sinh động để người dân dễ tiếp thu... "Đó mới chính là biện pháp phòng, ngừa hữu hiệu và bền vững nhất"- ông Thư nói.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn