MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
BS chia sẻ với gia đình người bệnh về ca lưỡng tính

Bài 2: Hồi sinh những thân phận lưỡng tính

L.Hà LDO | 10/10/2017 11:00
GS.TS Trần Thiết Sơn – Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình (BV Xanh pôn) -  nhớ lại, ông đã thực hiện tạo hình bộ phận sinh dục hàng chục ca. Số lượng này quá ít so với thực tế.

Nhiều người biết bệnh nhưng không dám đối mặt với sự thật, âm thầm chịu đựng. 

Phận giả giới tính

Trường hợp gần đây nhất là GS Sơn cùng các đồng nghiệp thực hiện phẫu thuật cho “cô gái” Nguyễn Thị Ngọc (tên bệnh nhân đã thay đổi – PV) ở tỉnh Lai Châu trở thành đàn ông.

BS Dung chăm sóc bệnh nhân Ngọc sau ca phẫu thuật.

Ngọc sinh ra hôm trước, hôm sau mẹ cô đã biết con có bất thường ở bộ phận sinh dục. Ngày đó, điều kiện khó khăn lại ở vùng núi xa nên bà chỉ đưa con đi khám gần nhà. Đến năm 17 tuổi, Ngọc được đưa xuống Hà Nội điều trị nhưng chỉ cắt 2 tinh hoàn.

Mẹ Ngọc kể: “Lúc đó, bác sĩ bảo cắt tinh hoàn để tái tạo cho cháu trở thành con gái. Con bé khóc và nói với bố mẹ muốn làm con trai”. Sau ca mổ cắt tinh hoàn với lý do sợ để lâu gây ung thư, Ngọc trở về học tập bình thường nhưng chẳng dám yêu ai dù có người ngỏ lời. Mỗi lần về với mẹ, con tâm sự mong muốn được phẫu thuật thành con trai”.

Một lần nữa, Ngọc lại được mẹ đưa xuống Hà Nội phẫu thuật. Sau 10 tiếng phẫu thuật tạo hình, GS.TS Trần Thiết Sơn cùng các đồng nghiệp đã tái tạo thành công dương vật cho Ngọc. Ca phẫu thuật đau đớn nhưng Ngọc đã mong chờ suốt 22 năm qua. Từ nay, Ngọc trở thành chàng trai, trở về đúng giới tính của mình.

Cũng như những người xung quanh, “chị” Nguyễn Thị Thanh ở Tuyên Quang chưa bao giờ nghi ngờ việc mình là nữ dù không có kinh nguyệt. Sau nhiều lần quyết tâm, Thanh đến bệnh viện khám. “Chị” sốc khi bác sĩ kết luận: Đây là một ca lưỡng tính giả nữ. Thực chất chị là nam nhưng do rối loạn hoóc môn nên cơ thể không phát triển các đặc điểm giới tính nam.

Chị không có tử cung và buồng trứng mà có hai tinh hoàn nằm trong cơ thể hiện đã bị xơ hóa; cơ quan sinh dục ngoài giống nữ, nhưng phía trong không có âm đạo.

Suốt 20 năm âm thầm sống trong bóng của giới tính, Thanh đã được GS.TS Trần Thiết Sơn cùng các đồng nghiệp phẫu thuật tạo dương vật.

Được là chính mình

Chia sẻ rõ hơn về những ca lưỡng tính, Ths.Bs Phạm Thị Việt Dung - khoa Phẫu thuật tạo hình (BV Xanh pôn) - cho hay, căn cứ vào các xét nghiệm, nếu có tính trội nữ, sẽ cắt bỏ dương vật và tinh hoàn. Nếu có tính trội nam, sẽ phẫu thuật cắt tử cung. Những trường hợp nhiễm sắc thể bình thường, là nữ hoặc nam chuẩn nhưng lệch lạc về tâm lý giới tính thì không phẫu thuật chuyển giới.

Bệnh nhân bị lưỡng giới có dị dạng ở bộ phận sinh dục thường có tâm lý cực đoan, sống khép kín, luôn lo sợ không có gia đình riêng. Trong số những ca đã phẫu thuật, nhiều người đã có cuộc sống bình thường. Duy chỉ có điều, họ không thể có con. Song điều quan trọng họ được trở về với chính mình.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn