MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ảnh: Chân Phúc.

Cách ly F0 tại nhà: Phân loại F0 để xác định phương án điều trị, cách ly

KHÁNH LINH LDO | 13/07/2021 16:32

Số ca mắc tại TPHCM trong những ngày gần đây ngày một tăng cao với hơn 1.000 ca mắc mỗi ngày. Nhiều ý kiến cho rằng sau khi cách ly F1 tại nhà, nên triển khai cách ly tại nhà đối với F0 có triệu chứng nhẹ khi số lượng ca bệnh này chiếm tới hơn 80% các ca nhiễm COVID-19 hiện nay tại TPHCM.

Tình hình dịch ở TPHCM đang diễn biến phức tạp, số F0 tăng nhanh, trong đó chủ yếu là F0 không triệu chứng, gây quá tải cơ sở thu dung, điều trị COVID-19.

Theo Sở Y tế TPHCM, hiện nay có khoảng 80% số ca bệnh không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Với quy định hiện nay của Bộ Y tế, các ca F0 không triệu chứng cách ly tập trung tại cơ sở y tế tối thiểu 14 ngày và lấy ít nhất hai mẫu bệnh phẩm cách nhau 48-72 giờ, xét nghiệm COVID-19 bằng phương pháp RT-PCR. Thời gian từ khi lấy mẫu bệnh phẩm cuối cùng đến khi ra viện không quá 24h. Sau khi ra viện, người bệnh được tiếp tục cách ly tại nhà thêm 14 ngày.

Tuy nhiên, nếu tất cả F0 đều được đưa vào bệnh viện điều trị thì sớm muộn sẽ gây áp lực lên hệ thống bệnh viện, khi các bác sĩ phải dàn tải lực lượng để chăm sóc, theo dõi hằng ngày. Vậy nếu số lượng F0 nhiều hơn nữa sẽ xảy ra việc thiếu nhân lực chăm sóc cho những bệnh nhân bệnh nặng, thậm chí quá tải, dẫn tới việc F0 có triệu chứng bệnh phải chờ đợi ở nhà để tới lượt đi cách ly.

Phân loại F0 để có phương án cách ly phù hợp

Theo ý kiến của BS Trương Hữu Khanh - Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM việc mở cơ sở dã chiến mới để liên tục đưa F0 không triệu chứng vào cách ly hiện chưa hợp lý, cần có sự phân loại và tách nhóm riêng để có các biện pháp điều trị phù hợp và hiệu quả. Đặc biệt là phải ưu tiên việc cứu sống các bệnh nhân chuyển nặng, càng nhiều càng tốt chứ không phải là dồn sức theo dõi những bệnh nhân mà họ có thể tự theo dõi được và tự khỏi.

"Hiện nay, phác đồ điều trị của Bộ Y tế đối với các trường hợp F0 không triệu chứng là theo dõi sức khỏe, uống đủ nước, cung cấp đủ chất dinh dưỡng, sinh hoạt nghỉ ngơi, thoải mái tinh thần. Những trường hợp F0 có thể tự theo dõi sức khỏe, tự hết bệnh hiện nay lên tới 60-70% và con số đó không phải không tính được.

Cụ thể, đó là nhóm F0 gần như không có nguy cơ chuyển nặng, không có triệu chứng, người trẻ khỏe không béo phì, người dưới 60 tuổi không có bệnh nền. Với số lượng hơn 15.000 người mắc COVID-19 hiện nay ở TPHCM thì có thể thống kê được ngay số lượng này. Nếu đã thống kê được thì phải làm rõ khối nào cần theo dõi tại nhà, khối nào cần chăm sóc thực sự để cứu sống họ"- BS Trương Hữu Khanh nói.

Đường dây tư vấn sức khỏe từ xa để theo dõi bệnh

Đối với F0 được theo dõi sức khỏe tại nhà, BS Khanh nhấn mạnh cần đặc biệt lưu ý các trường hợp ho, khó thở, dinh dưỡng và xét nghiệm vào ngày thứ 14. Bên cạnh đó, điều kiện cụ thể phương án cách ly tại nhà F0 không triệu chứng, cách quản lý cũng tương tự như F1 và phải chặt chẽ hơn để tránh lây lan.

"Cái quan trọng nhất của cách ly tại nhà là đừng có để lây thêm cho những người trong nhà và đừng lây thêm cho cộng đồng. Còn việc theo dõi sức khỏe cũng giống như người bình thường, không có gì đặc biệt. Nếu trước đây cảm thấy cần đi khám bệnh viện thì bây giờ thay bằng việc báo cho cơ sở y tế.

Đối với những người cách ly tại nhà, cần phải chuẩn bị một đường dây tư vấn cho họ, để giải đáp thắc mắc khi có dấu hiệu bệnh nặng và phối hợp để đưa người bệnh đi nhập viện điều trị khi cần thiết. Bên cạnh đó, cần xem xét áp dụng các phương án theo dõi người cách ly qua các ứng dụng công nghệ, không thể chỉ sử dụng luật pháp để xử lý"- BS Khanh nhấn mạnh.

Cũng theo BS Khanh, quy định nhân viên y tế phải xét nghiệm nhiều lần đối với F1, F0 cách ly tại nhà không cần thiết, có thể giao cho họ test nhanh để tự làm, đến ngày thứ 14 kết thúc cách ly thì làm xét nghiệm RT-PCR.

Đổi tên Chương trình “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” thành “Vaccine cho công nhân”

Với mong muốn toàn bộ người dân Việt Nam, đặc biệt công nhân, người lao động nghèo được tiêm vaccine phòng COVID-19, quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động đã phát động Chương trình “Triệu liều Vaccine cho công nhân nghèo” từ ngày 23.5.

Ngày 2.6.2021, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã họp và quyết định đổi tên Chương trình“Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” thành “Vaccine cho công nhân” nhằm thu hút sự quan tâm, ủng hộ của toàn xã hội nhất là công nhân viên chức lao động và các cấp công đoàn đối với việc đóng góp kinh phí mua vaccine phòng COVID-19 cho công nhân lao động; đồng thời tạo thuận lợi cho việc thanh quyết toán kinh phí.

Toàn bộ kinh phí ủng hộ chương trình sẽ được chuyển tới Quỹ vaccine phòng COVID-19 để mua vaccine, tiêm cho công nhân trên toàn quốc.

Chương trình mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức trên mọi miền của tổ quốc

Mọi sự giúp đỡ, hỗ trợ chương trình “Vaccine cho công nhân” xin gửi về Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động bằng một trong các hình thức sau đây:

  1. Liên hệ trực tiếp Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng:

    Số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Điện thoại: 024.39232756 - 024.39232748.
    Hoặc các Văn phòng đại diện Báo Lao Động trên toàn quốc.

  2. Chuyển khoản về tài khoản của Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng:

    • STK: 113000000758 - Ngân hàng Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK: 0021000303088 - Ngân hàng Vietcombank, chi nhánh Hà Nội.
    • STK: 12410001122556 - Ngân hàng BIDV, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK: 1005755579 - tại SHB, chi nhánh Hà Nội.
    • Số tài khoản USD: 115000196228 - Ngân hàng Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Nội dung chuyển khoản: Hỗ trợ vaccine

  3. Hỗ trợ qua Ví Momo:

    - Mở Ví Momo .
    - Chọn chương trình “Mỗi ngày một nghìn” .
    - Thực hiện theo hướng dẫn.
    - Nội dung lời nhắn: Hỗ trợ vaccine.

  4. Hoặc hỗ trợ trực tuyến: bằng cách bấm vào nút ỦNG HỘ NGAY bên dưới.

.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn