MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hình ảnh cháu H khi còn điều trị tại BV Nhi T.Ư. Ảnh: GĐCC

Cần điều tra kỹ lưỡng các yếu tố dịch tễ

THÙY LINH LDO | 19/11/2019 14:34

Trưa ngày 16.11, bé T.Q.H (sinh ngày 30.4.2018) đã qua đời tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đây là trường hợp thứ ba trong gia đình anh T.V.C (32 tuổi) và chị N.Q (26 tuổi) trú tại xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội tử vong với cùng một biểu hiện giống nhau, nhiễm virus Whitmore, chỉ trong vòng 8 tháng.

Lần lượt mất 3 con với cùng triệu chứng

Theo báo cáo ngày 12.11 của Trung tâm Y tế Sóc Sơn (Hà Nội), bé gái đầu tiên là T.Q.T (sinh năm 2012, học sinh lớp 1) đã tử vong tại Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội). Trước đó, bé bị sốt ngày 6.4.2019 và gia đình tự mua thuốc điều trị, đến chiều tối ngày 8.4.2019 gia đình đưa trẻ đến Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn.

Tình trạng bé ngày càng nặng lên, đến 2h ngày 9.4.2011, bé được chuyển đến Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Tại đây bé T.Q.T được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết hoại tử đường ruột. Đến 7h ngày 9.4.2019 bé tử vong.

Bé trai thứ hai là T.C.V (sinh năm 2014) xuất hiện sốt 38,5 độ C, kèm theo đau bụng vào ngày 27.10.2019 và không điều trị gì. Đến 5h sáng ngày 28.1.2019, bệnh nhi được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương khám và điều trị.

Đến 21h ngày 31.10.2019 bé T.C.V tử vong tại bệnh viện với chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn huyết. Bé trai T.Q.H là con thứ ba có biểu hiện sốt 38,5 độ C trong ngày 10.11, đến 9h ngày 11.11, gia đình đưa bé đến Trung tâm Y tế xã Bắc Sơn, sau đó được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương và tử vong.

“Chỉ trong vòng 8 tháng, gia đình em tôi mất liền ba cháu, đều đi bệnh viện mà không trở về, đều có những biểu hiện giống nhau” - người họ hàng của anh T.V.C đau đớn chia sẻ.

Cần điều tra, nghiên cứu sâu

Trao đổi với phóng viên Lao Động, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Trần Minh Điển - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương - cho biết: Sự việc một gia đình mất 3 con trong thời gian ngắn rất thương xót. 2 trong số 3 cháu được xác định chắc chắn mắc khuẩn Whitmore, cháu lớn (7 tuổi) chưa đủ cơ sở xác định.Theo TS Điển, trong điều tra dịch tễ vụ việc này, nhà chức trách phải xem xét đặc tính của những người trong gia đình đó. Tiếp đến, xem các thói quen sinh hoạt trong gia đình này ra sao, cách thức vệ sinh, tắm rửa, giặt giũ, ăn uống, đặc biệt là chăm sóc vết thương, vết trầy xước. Theo ông, các nhà chức trách cũng phải kiểm tra thêm nguồn nước hộ gia đình hay xung quanh ra sao…

Chiều 18.11, ông Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội - cho hay, ngành y tế đang vào cuộc điều tra dịch tễ liên quan đến 2 trường hợp bệnh nhi trong một gia đình tử vong do bệnh Whitmore mắc cách nhau khoảng nửa tháng (ngày 30.10 và 16.11). “Tuy nhiên, hiện nay, khi điều tra dịch tễ, chúng tôi chưa nhận thấy có gì đặc biệt. Chưa có bằng chứng cho thấy các bệnh nhi lây nhau. Gia đình khỏe mạnh, bố mẹ đi làm ở Cty trong Khu công nghiệp Quang Minh. Tại trường học và hàng xóm xung quanh, cũng không có trường hợp mắc bệnh tương tự. Hiện, chúng tôi tiếp tục phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, các viện, cục để tiến hành điều tra kỹ lưỡng các yếu tố dịch tễ cũng như nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn, theo dõi sát tình hình diễn biến của bệnh để có khuyến cáo kịp thời cho người dân”- ông Cảm nhấn mạnh.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn