MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bệnh nhân được bác sĩ tư vấn, sàng lọc hậu COVID-19. Ảnh: Nguyễn Ly.

Chuyên gia chỉ ra phương pháp hỗ trợ điều trị các hội chứng hậu COVID-19

TS. Lương Y Phùng Tuấn Giang - Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển Y dược cổ truyền Việt Nam LDO | 11/02/2022 08:28

COVID-19 gây ra nhiều triệu chứng nặng nề đối với hệ hô hấp. Tuy nhiên, sau khi âm tính với SARS-CoV-2, người bệnh vẫn có thể gặp những di chứng nguy hiểm về sau.

Hội chứng hậu COVID-19 là gì?

Các triệu chứng của COVID-19 thường giống với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp với các triệu chứng phổ biến như sốt, hụt hơi, ho, sổ mũi, đau đầu, đau họng, đau ngực, mệt mỏi và đau nhức toàn thân. Một số người có thể không biểu hiện triệu chứng, các triệu chứng thường xuất hiện từ 3 ngày đến 14 ngày sau khi nhiễm virus. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị viêm phổi, suy thận, hội chứng hô hấp cấp tính hoặc thậm chí tử vong.

Qua khảo sát, nhiều người cho biết, khi mắc COVID-19 chỉ bị ho nhẹ, mất khứu giác tầm 4 đến 5 ngày và đã hồi phục. Tuy nhiên, sau khi khỏi bệnh, nhiều tháng trôi qua nhưng sức khỏe vẫn chưa thể hồi phục như trước. Trong các nghiên cứu về trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, có tới 61% bệnh nhân gặp các triệu chứng kéo dài nhiều tháng sau COVID-19, xảy ra ở người lớn, thanh thiếu niên, trẻ em nhập viện và không nhập viện.

Từ tháng 10.2021, thế giới có những định nghĩa chính thức về hội chứng hậu COVID-19. Đây là tình trạng bệnh ở những người đã từng mắc nhiễm hoặc nghi ngờ mắc COVID-19, có những triệu chứng dai dẳng kéo dài ít nhất 2 tháng trở lên. Hội chứng hậu COVID-19 có thể xuất hiện ngay sau khi điều trị khỏi nhưng cũng có thể sau vài tuần kể từ lúc khỏi bệnh mới xuất hiện.

WHO ước tính 10 - 20% bệnh nhân COVID-19 trải qua các triệu chứng kéo dài trong nhiều tháng sau khi mắc bệnh. Theo các bác sĩ điều trị hậu COVID-19, các bệnh nhân thường gặp những tổn thương mang tính chất hệ thống toàn thân, trong đó tập trung tổn thương ở các cơ quan chính như phổi, tim mạch, thận, thần kinh, cơ xương khớp, nội tiết, tiêu hóa...  Các triệu chứng tồn tại lâu hơn 3 tuần được phân loại là “hậu COVID-19 cấp tính” và những triệu chứng kéo dài hơn 12 tuần là “hậu COVID-19 mãn tính”.

Ở Việt Nam, các bệnh viện hiện nay đang tiếp nhận hàng ngàn bệnh nhân bị hậu COVID-19 đến khám với các triệu chứng như khó thở, đuối sức, hụt hơi, rụng tóc, làm việc nhanh mệt... Nhiều bệnh nhân trước đó F0 không có triệu chứng cũng bị hậu COVID-19. Điều này khiến cho sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân bị ảnh hưởng nặng nề.

Hội chứng hậu COVID-19 phổ biến nhất là ở đường hô hấp với các biểu hiện hụt hơi, khó thở, ho, một số trường hợp còn thấy mờ phổi trên CT-scanner lồng ngực.

Nhiều người than phiền rằng sau khi mắc COVID-19 sức khỏe suy giảm nhiều, làm việc mau chóng xuống sức, ăn ngủ kém.

Hầu hết các vấn đề sức khỏe hậu COVID-19 đều liên quan đến sự thay đổi của hệ thống miễn dịch, chuyển hóa năng lượng và oxy hóa, chức năng thần kinh, chức năng tim mạch. Sự hiện diện của tự kháng thể đã được mô tả ở bệnh nhân COVID-19.

Tuy nhiên, đến nay ngành y tế vẫn chưa có thống kê, ghi nhận một cách đầy đủ về tình hình hậu COVID-19 trong cộng đồng, cũng như phác đồ điều trị hậu COVID-19.

Dùng y học cổ truyền để hỗ trợ điều trị các hội chứng hậu COVID-19

Bên cạnh công tác chống dịch, ngành y tế sẽ cần tập trung chăm lo giai đoạn hậu COVID-19. Mục đích nhằm quản lý, chăm sóc, điều trị tích cực cho người mắc di chứng, đảm bảo về sức khỏe thể chất, tinh thần cho người bệnh. 

Trong đó, y học cổ truyền là giải pháp quan trọng trong việc hồi phục sức khỏe, hỗ trợ điều trị di chứng và chống tái phát COVID-19.

Trong quá trình chống đại dịch COVID-19, y học cổ truyền đã góp phần trong việc phòng và điều trị bệnh. Các phương pháp y học cổ truyền được đánh giá cao với sự an toàn và hiệu quả, điều này đã được chứng minh lâm sàng tại Trung Quốc thông qua các thử nghiệm các chế phẩm từ dược liệu.

Sự đa dạng của các biến chứng quan sát được ở các bệnh nhân hậu COVID-19 cản trở sự điều trị hiệu quả. Thế mạnh của y học cổ truyền là nâng cao thể trạng, phục hồi sức khỏe sau mắc bệnh và điều trị bệnh theo lý luận tạng phủ, khí huyết một cách tổng thể, toàn diện. Do đó, bệnh nhân cần được khám tỉ mỉ, phân tích chứng hậu, chứng trạng, chẩn đoán bát cương, để có pháp phương điều trị phù hợp nhất.

Thảo dược và các hợp chất thiên nhiên trong thảo dược có vai trò quan trọng trong việc ức chế SARS-CoV-2 và kiểm soát biến chứng sau mắc COVID-19. Các chất phytochemical có nguồn gốc thảo dược đã được báo cáo có thể ngăn ngừa nhiễm virus và khắc phục các biến chứng sau COVID-19 như bệnh parkinson, suy thận, suy tim, tổn thương gan, phổi và các vấn đề về tâm thần… bằng cách điều hòa miễn dịch và chống viêm.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn