MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bệnh vảy nến ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Ảnh: BNCC

Cơ hội điều trị bệnh vảy nến bằng công nghệ thuốc sinh học

NGUYỄN LY LDO | 06/08/2023 16:57

TP Hồ Chí Minh - Bệnh vảy nến, còn được gọi là bệnh vảy cá (psoriasis), là một tình trạng da liễu mãn tính và không lây lan. Đây là một trong những bệnh da thường gặp và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng thường bắt đầu trong giai đoạn trưởng thành.

Anh Hoàng Ngọc Tiến (sinh năm 1989, ngụ quận Gò Vấp), cách đây khoảng 3 năm da mặt và da đầu của anh liên tục bong tróc từng mảng khiến anh vô cùng khó chịu. Sau khi đến Bệnh viện Da liễu TP Hồ Chí Minh khám, anh Tiến được chẩn đoán mắc bệnh vảy nến nên da thường xuất hiện những vảy dày, trắng bám vào da, có màu đỏ xung quanh. Vùng da này thường là các mảng đỏ sần sùi, có thể trải dài hoặc xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể.

Sau đó anh Tiến được bác sĩ kê đơn thuốc kèm bôi ngoài da, nhưng đến nay tình trạng này lâu lâu vẫn tái phát khiến anh vô cùng khó chịu.

TS.BS Đặng Thị Ngọc Bích - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh cho biết, bệnh vảy nến là bệnh viêm da mạn tính, qua trung gian miễn dịch với các mảng da dày màu đỏ, có vảy xuất hiện phổ biến nhất ở khuỷu tay, đầu gối, da đầu, lưng và thân mình. Bệnh vảy nến xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng xảy ra nhiều nhất từ 20 – 30 tuổi và từ 50 – 60 tuổi.

Bệnh vảy nến là do rối loạn quá trình điều hòa miễn dịch các phản ứng viêm. Một số tác nhân có thể tác động và làm hoạt hóa quá trình rối loạn này như: Tinh thần căng thẳng; nhiễm trùng; một vết thương ngoài da (như vết cắt, vết trầy xước hoặc phẫu thuật), thay đổi nhiệt độ cơ thể bởi tác động của thời tiết.

Ngoài các mảng da hoặc phát ban, người bệnh có thể có các triệu chứng bao gồm: ngứa da, da bong vảy nhiều, da dày sừng, khô ráp, đau, móng tay bị rỗ, nứt hoặc vụn, đau khớp. Trường hợp nặng có thể gây đỏ da toàn thân tróc vảy.

Nếu người bệnh gãi mảng bám sẽ làm rách da, dẫn đến nhiễm trùng. Nếu có triệu chứng nhiễm trùng sẽ kèm đau dữ dội, sưng, sốt…

Điều trị vảy nến bằng thuốc sinh học là dùng thuốc giúp kiểm soát các triệu chứng và đưa người bệnh về trạng thái bình thường, nâng cao chất lượng cuộc sống.

“Các thuốc đặc trị vảy nến được chia làm 2 loại: thuốc cổ điển và thuốc sinh học.Thuốc cổ điển là các thuốc ức chế miễn dịch, thuốc có tác dụng ức chế các hoạt động viêm, các thuốc này có nhiều tác dụng phụ vì ức chế toàn bộ cơ thể. Thuốc sinh học có 2 dạng: thuốc tiêm (có nhiều loại thuốc khác nhau) và thuốc uống (chỉ có một vài loại). Các chất sinh học khác nhau hoạt động theo những cách khác nhau nhưng tất cả đều nhắm đến các cytokine (loại protein mà hệ thống miễn dịch tạo ra)”, bác sĩ Ngọc Bích chia sẻ.

Thuốc sinh học có tác dụng làm giảm hoạt động miễn dịch quá mức của các cytokin trong phản ứng viêm của bệnh vảy nến. Tùy vào diễn tiến bệnh mà các bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc điều trị sinh học khác nhau để điều trị bệnh vảy nến ở mức độ trung bình đến nặng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn