MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
X-Quang của bệnh nhân loãng xương. Ảnh: BSCC

Điều trị loãng xương, ngăn biến chứng tàn tật

HƯƠNG SƠN LDO | 29/08/2023 07:00

TP Hồ Chí Minh - Hiện nay, do lối sống sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng mất cân bằng nên không ít người gặp tình trạng loãng xương, bệnh về lâu dài ảnh hưởng đến cuộc sống.

Dù mới chỉ ngoài 40 tuổi, anh N.N.K (ngụ tại TP Hồ Chí Minh) được chẩn đoán bị loãng xương. Theo anh K, khi còn ở độ tuổi đôi mươi, anh thường xuyên lái xe đường dài nên tần suất những cơn đau lưng diễn ra nhiều. Ban đầu anh K chỉ nghĩ do ngồi nhiều đau nên uống thuốc giảm đau. Tuy nhiên, khi cơn đau tăng dần, anh K đi khám bác sĩ và được chẩn đoán mắc bệnh loãng xương.

Anh K được bác sĩ kê đơn thuốc và hướng dẫn ăn uống để cải thiện mật độ xương và tình trạng loãng xương đang tiến triển âm thầm.

Theo TS.BS Cao Thanh Ngọc - Trưởng khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, loãng xương là do mất cân bằng quá trình tạo xương và huỷ xương của mình, trong đó quá trình huỷ xương nhiều hơn quá trình tạo xương dẫn đến xương bị mất đi và bệnh loãng xương.

Việc điều trị dựa trên cơ chế này, canxi là thành phần quan trọng trong bộ khung xương, việc điều trị loãng xương nếu bổ sung canxi thôi thì không đủ, chúng ta cần có thuốc đặc trị loãng xương. Đây là thuốc dựa trên cơ chế giảm tình trạng bệnh loãng xương, làm tăng tạo xương, ức chế quá trình huỷ xương. Tất cả đều theo chỉ định của bác sĩ, thuốc ức chế quá trình huỷ xương là thuốc bisphosphonate có nhiều loại để người bệnh lựa chọn.

ThS.BS Nguyễn Châu Tuấn - Khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh cho biết, các bác sĩ thường khuyến khích người bệnh dùng đúng liều lượng của bác sĩ, lúc dùng đường uống để thuốc phát huy hiệu quả nên dùng khi bụng đói vào buổi sáng. Đặc biệt không nằm sau khi uống 30 phút. Điều trị đúng thuốc rất quan trọng và cần làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Điều trị theo khoảng thời gian liệu trình, số lượng thuốc uống đủ không quá dư. Nhiều bệnh nhân tự ý uống thêm những loại thuốc khác có thể ảnh hưởng làm tăng loãng xương cho người bệnh.

Điều trị hiệu quả phải phối hợp nhiều biện pháp, đặc biệt người bệnh nên tuân theo lịch hẹn tái khám. Nhằm điều chỉnh phác đồ điều trị hiệu quả.

Cũng theo các chuyên gia, người bệnh thường không biết mình mắc bệnh cho tới khi xương trở nên yếu, dễ gãy sau các sang chấn nhỏ như trẹo chân, té ngã, va đập. Vì vậy, việc khám định kỳ và kiểm tra mật độ xương là điều cần thiết.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn