MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

F0 tốn kém test vì căn cứ vạch đậm hay nhạt để kiểm tra sức khoẻ liên tục

NGUYỄN LY LDO | 10/03/2022 15:24

TPHCM - Nhiều người dân nghi ngờ nhiễm COVID-19 và tự test lên 2 vạch có màu sắc đậm nhạt khác nhau nên băn khoăn có phải vạch test càng đậm, bệnh càng nặng?

Vừa test nhanh COVID-19 sau 5 ngày trở thành F0, anh N.V.V (huyện Bình Chánh, TPHCM) ngao ngán vì 2 vạch vẫn còn rất đỏ hiện lên như lúc ban đầu mới mắc COVID-19. 

“Tôi không biết vì sao đã dương tính nhiều ngày vậy rồi mà test vẫn 2 vạch đỏ đậm. Tôi thấy mình không có triệu chứng gì nhiều, giờ chỉ mong âm tính nhanh để được đi làm và vạch bớt đỏ cho biết bệnh bớt hơn thôi”, anh V chia sẻ. 

Người dân tét COVID-19. Ảnh: Nguyễn Ly 

Không dương tính nhưng thuộc diện F1, chị N.T.L (quận Phú Nhuận, TPHCM) liên tục sử dụng test nhanh để kiểm tra. Đặc biệt, sau vài lần tiếp xúc với F0, chị L lo lắng nên tần suất test càng nhiều. 

“F0 xung quanh bạn bè tôi nhiều, giờ có chút đau họng hay ho liên tục là tôi lo tự test. Thực ra mỗi lần mua cũng tốn kém, 80.000 – 90.000 đồng/que test nhưng vì lo lắng cho người xung quanh bị lây nếu chẳng may mình nhiễm nên tôi chủ động test đề phòng”, chị L. chia sẻ. 

BS Phạm Hùng Vân – Chủ tịch Hội Vi sinh lâm sàng TPHCM cho biết: “Việc sử dụng kit test lên vạch đậm hay nhạt không thể hiện bệnh nặng hay không, mà nó thể hiện là tải lượng virus trong cơ thể nhiều hay ít. Và những kết quả 2 vạch đậm hay nhạt còn phụ thuộc vào que test của nhà sản xuất khác nhau. Trong quá trình người dân lấy mẫu test, kỹ thuật lấy rất quan trọng đúng kỹ thuật thì kết quả chính xác hơn”.  

Test nhanh tại nhà cách thực hiện đơn giản, nhanh cho kết quả nên đang là phương pháp được nhiều người áp dụng để phát hiện virus SARS-CoV-2.

Trên khay của bộ test nhanh có vạch C (Control line) là vạch chứng. Nếu sau khi bạn nhỏ mẫu vạch này hiển thị màu đỏ, chứng tỏ kit test hoạt động bình thường. Do đó, vạch C sẽ luôn hiển lên khi khay test đã thấm đủ lượng dịch mẫu. Đồng thời, nếu kết quả xét nghiệm chỉ hiển thị ở vị trí C, có nghĩa là bạn âm tính tại thời điểm thực hiện, tức không bị nhiễm virus SARS-CoV-2.

Đối với vạch T (Test line) là vạch thử, nếu bạn mắc COVID-19, vạch này sẽ hiển thị màu đỏ và cho kết quả dương tính. Trường hợp trên khay test không hiện 2 vạch hoặc chỉ hiện 1 vạch T, bạn nên thực hiện lại do quá trình thực hiện có thể mắc phải sai sót hoặc que test không chất lượng. Với nhiều loại que test khác nhau, màu hiển thị của vạch có thể là đỏ, xanh, hoặc đen, tuy nhiên ý nghĩa không thay đổi.

Cũng theo các chuyên gia, nhiều người vì quá nóng ruột nên test liên tục trong lúc nhiễm COVID-19, việc lạm dụng kit test vừa tốn kém và không thực tế. 

PGS. TS Đỗ Văn Dũng - Trưởng Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y dược TPHCM cho biết, thực tế những kit test được sử dụng không có giá trị biết được tiên lượng của bệnh nặng hay nhẹ. Khi người bệnh có khả năng phơi nhiễm với COVID-19, sau 3-5 ngày test một lần, điều này tránh lãng phí. Việc lạm dụng kit test hoặc xét nghiệm không cần thiết, tốn kém”. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn