MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Giáo sư ngành y thấm thía việc thiếu thuốc cứu bệnh nhân do vướng đấu thầu

Nhóm PV LDO | 24/05/2023 11:23

Luật Đấu thầu (sửa đổi) quy định hàng loạt các trường hợp chỉ định thầu giúp đẩy nhanh các gói thầu thầu mua sắm thuốc, hóa chất, thiết bị y tế, vật tư y tế.

Chỉ định thầu, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt

Sáng 24.5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi).

Thảo luận tại hội trường về nội dung này, Đại biểu Quốc hội Trần Khánh Thu (đoàn Thái Bình) đề nghị làm rõ một số nội dung liên quan đến việc đấu thầu áp dụng đối với các hoạt động mua sắm có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn từ nguồn thu hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, bà cho rằng, nếu các bệnh viện vay vốn, các hoạt động liên quan đến vốn vay có phải đấu thầu hay không? Nếu bệnh viện sử dụng vốn để thuê thêm trụ sở mua các thiết bị, thiết bị y tế chuyên dùng đặc thù như máy xạ trị gia tốc điều trị ung thư… thì các dịch vụ này có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu (sửa đổi) hay không?

Đại biểu Trần Khánh Thu. Ảnh: Quochoi 

Đại biểu cho rằng, trong trường hợp này, nếu đấu thầu thì sẽ không phù hợp với đặc thù của ngành y tế, đặc biệt là khi đơn vị đang hoạt động tự chủ.

Bên cạnh đó, tại Điều 23 quy định về chỉ định thầu. Điểm c, Khoản 1 có nêu các trường hợp được áp dụng chỉ định thầu đối với các gói thầu mua sắm thuốc, hóa chất, thiết bị y tế, vật tư y tế để cấp cứu người bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) trong trường hợp cơ sở khám, chữa bệnh không có đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế, được hiểu là khi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế chỉ được chị định thầu để mua, cấp cứu người bệnh.

Tuy nhiên, trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) không có quy định nào về vấn đề này. Hiện nay, dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi)  lại nêu thực hiện theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Do vậy đề nghị thay thế cụm từ "cấp cứu người bệnh" thành "trong tình trạng khẩn cấp, cấp bách". Đồng thời, cần quy định rõ hơn về trường hợp cấp bách trong y tế, cơ quan nào xác định trường cấp bách.

Nếu bỏ quy định mua sắm tập trung, lấy đâu ra thuốc cho bệnh nhân

Tranh luận với các ý kiến về việc đấu thầu mua sắm tập trung, trước ý kiến của một số đại biểu đề nghị bỏ quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 53 dự thảo Luật quy định: "trường hợp mua thuốc hiếm, thuốc cần mua số lượng ít có thể áp dụng hình thức mua sắm tập trung", GS Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) đặt lại câu hỏi: "Nếu bỏ quy định này, lấy đâu ra thuốc chữa cho bệnh nhân, nhất là với những bệnh hiếm, bệnh nhân ở xa?".

Đại biểu Nguyễn Anh Trí – Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội phát biểu tranh luận. Ảnh: Quochoi 

Nguyên Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương chia sẻ với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành nên thấm thía điều này khi thiếu thuốc điều trị cho bệnh nhân do đấu thầu quá ít, nhiều khi nhà cung cấp không bán.

Do đó, Bộ Y tế đã có một đơn vị đấu thầu tập trung để đấu thầu hết cho chung cho cả nước. Từ thực tế trên, đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị giữ quy định này trong luật.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn