MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Xét nghiệm COVID-19. Ảnh: Trần Hà

Hội chẩn điều trị 4 ca bệnh COVID-19 nặng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Lệ Hà LDO | 10/05/2021 17:02

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có 4 ca mắc COVID-19 có nặng, nhiều bệnh lý nền đi kèm. Ngày 10.5, các chuyên gia đầu ngành hội chẩn để bàn phương án điều trị tốt nhất cho các bệnh nhân.

4 bệnh nhân được hội chẩn đều nặng, nhiều bệnh lý nặng đi kèm là BN3019; BN3153; BN3015; BN3028.

Trong đó, BN3019 (nam, 54 tuổi) có tiền sử tăng huyết áp nhiều năm không điều trị thường xuyên, sỏi thận 2 bên, suy thận mạn tính, từng phẫu thuật.

BN3153 (nam, 63 tuổi) được chẩn đoán viêm cột sống dính khớp hơn 10 năm, không điều trị, gù vẹo cột sống trên 10 năm nay. Hai tháng nay, người này sốt 38-39 độ C, chủ yếu về chiều tối, không ho, không khó thở, đại tiểu tiện bình thường. Bệnh nhân từng khám và điều trị 2 đợt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.

BN3015 có tiền sử uống rượu nhiều năm, xơ gan. Người này được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết.

BN3028 (70 tuổi, ở Nam Từ Liêm, Hà Nội), nhập viện ngày 3.4 trong tình trạng sốt kéo dài. Người này có tiền sử đái tháo đường 21 năm, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban Điều trị - Giám đốc Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn, chẩn đoán, điều trị COVID-19 đánh giá cao sự nỗ lực của các bệnh viện trong công tác phòng chống dịch và điều trị bệnh nhân COVID-19 và mong các chuyên gia tiếp tục đồng hành trong nhiệm vụ này và trong công tác đảm bảo an toàn tiêm chủng.

Những ca bệnh nặng, những nội dung khó sẽ được Trung tâm quản lý và Điều hành hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh nhân COVID-19 điều phối và hội chẩn qua hệ thống Teleheath.

GS.TS Nguyễn Gia Bình - Tổ trưởng Tổ Hội chẩn chuyên môn chăm sóc, điều trị ca bệnh COVID-19 diễn biến nặng, nguy kịch - Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam cho biết: Đối với tình trạng bệnh nhân sốt kéo dài cần cảnh giác với những ca bệnh nhiễm trùng cơ hội do tình trạng sử dụng corticoid kéo dài do người dân tự ý sử dụng hoặc một số kê đơn chưa thận trọng.

Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Hà - Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, bệnh nhân xơ gan và loét dạ dày, do đó cần cân nhắc kiểm soát đông máu: có nguy cơ chảy máu cho gan, tiêu hoá… Bệnh nhân cần được theo dõi sát tình trạng sơ gan; tăng cường dinh dưỡng… Đối với bệnh nhân này, các chuyên gia đề nghị bệnh viện xem xét đổi kháng sinh, thuốc chống nấm, cấy vi sinh tìm nguyên nhân sốt kéo dai, siêu âm tim, chụp thêm CT đánh giá những tổn thương và tăng cường thêm dinh dưỡng cho người bệnh.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn