MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Cán bộ y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân. Ảnh: Hải Nguyễn

Hôm nay tiêm gần 350 nghìn liều vaccine phòng COVID-19 tại 44 tỉnh, thành

Thùy Linh LDO | 26/08/2022 18:15

Theo Bộ Y tế, tổng số mũi tiêm vaccine COVID-19 tính đến hết ngày 26.8 là 255.563.861 mũi tiêm. Số mũi tiêm thực hiện trong ngày: 346.366 tại 44 tỉnh, trong đó 294.189 mũi cho người từ 12 tuổi trở lên và mũi cho 52.177 trẻ 5-11 tuổi. 

Nhóm từ 18 tuổi trở lên:

Tiêm nhắc lần 1 (mũi 3): Tổng số có 49.873.580 mũi tiêm (76,1%) tăng 0,2%, trong ngày có 38 tỉnh triển khai với 48.518 người được tiêm:

Tỉ lệ thấp: Bình Định (56,9%); Khánh Hòa (55,2%); Đồng Nai (52,6%); Đồng Tháp (58,6%); Bình Phước (57,5%).

Tỉ lệ cao: Thanh Hoá (95,6%); Bắc Giang (98,1%); Nghệ An (99,5%).

Tiêm nhắc lần 2 (mũi 4): Tổng số có 13.822.052 mũi tiêm (73,1%) tăng 0,7 %, trong ngày có 41 tỉnh triển khai với 124.832 người được tiêm.

Tỉ lệ thấp: Quảng Trị (54,6%); Đà Nẵng (45,7%); TP. Hồ Chí Minh (50,4%); Đồng Nai (52,5%); Tây Ninh (53,8%).

Tỉ lệ cao: Hưng Yên (97,2%); Bắc Kạn (96,3%); Lạng Sơn (99,1%).

Nhóm từ 12-17 tuổi:

Tiêm nhắc: 4.353.762 trẻ (50,4%) tăng 0,5%.

Tỉ lệ thấp: Đà Nẵng (27,7%); Phú Yên (15,7%); BR-VT (14,7%); Đồng Nai (23%); Bình Dương (22,7%).

Tỉ lệ cao: Bắc Giang (88,4%); Quảng Ninh (85%); Sóc Trăng (85,3%).

Nhóm từ 5-11 tuổi:

Tổng số mũi tiêm: 15.066.913

Mũi 1: 9.182.370 trẻ (82,4%); tăng 0,6%.

Tỉ lệ thấp: Đà Nẵng (58%); Quảng Nam (55,4%); Bình Thuận (65,5%); TP Hồ Chí Minh (54,2%); Bình Dương (60,6%).

Tỉ lệ cao: Kon Tum (98,3%); Cần Thơ (99,3%); Cà Mau (97,3%).

Mũi 2: 5.884.543 trẻ (52,8%); tăng 0,6%.

Tỉ lệ thấp: Đà Nẵng (21,1%); Quảng Nam (19,4%); Đắk Lắk (35,5%); TP. Hồ Chí Minh (31,5%); Bình Dương (27,2%).

Tỉ lệ cao: Bắc Giang (81,9%); Sóc Trăng (90,2%); Vĩnh Long (80,5%).

Tiêm vaccine giúp thời gian đào thải virus ngắn hơn, hồi phục nhanh hơn và miễn dịch tạo ra cũng mạnh mẽ hơn, hạn chế tái nhiễm

Theo các chuyên gia, việc phát minh ra vaccine là một thành tựu y học vĩ đại của nhân loại. Kể từ khi vaccine ra đời, loài người đã thực sự có được một loại "vũ khí" sắc bén, hữu hiệu nhất để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Về bản chất, việc tiêm chủng chính là sử dụng vaccine nhằm kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu để chống lại một bệnh truyền nhiễm nào đó.

Vai trò của tiêm chủng không chỉ giúp trẻ tránh được các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà còn giúp trẻ hạn chế tối đa các di chứng, dị tật ảnh hưởng đến sự phát triển về trí não cũng như thể chất của trẻ. Bên cạnh đó, chi phí tiêm phòng vaccine ngừa bệnh thấp hơn chi phí điều trị bệnh.

Tuy nhiên, với bệnh COVID-19 là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và còn quá mới mẻ, vaccine lại được phát triển rất nhanh chóng. Trong khi đó, trẻ em là đối tượng phát triển chưa hoàn thiện… Do đó, khi tiêm phòng vaccine COVID-19 cho trẻ em, có rất nhiều bậc phụ huynh còn băn khoăn - nhất là khi mùa tựu trường đã đến gần.

Theo PGS.TS Phạm Quang Thái- Trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, việc hoàn thành đủ mũi vaccine, ngoài tác dụng bảo vệ cho chính những người được tiêm mà thông qua đó hạn chế bớt khả năng lây nhiễm của người không may mắc bệnh sang cho người khác. Cụ thể là thời gian đào thải virus ngắn hơn, hồi phục nhanh hơn và miễn dịch tạo ra cũng mạnh mẽ hơn, hạn chế tái nhiễm.

"Đây chính là nền tảng cho miễn dịch cộng đồng. Và ở các quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng cao, việc xuất hiện các biến chủng mới chủ yếu là do xâm nhập, không phải các biến chủng này được hình thành tại các quốc gia như vậy. Nếu tất cả các nước đều thực hiện tốt việc tiêm vaccine thì bệnh lẽ ra được khống chế sớm hơn"- PGS Thái nói. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn