MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Hơn 1 tháng qua, TPHCM đã có giải pháp nào để kiểm soát dịch COVID-19?

Thanh Chân LDO | 08/07/2021 06:33

Để kiểm soát dịch COVID-19, TPHCM đã kết hợp hài hòa giữa phòng ngự và tấn công. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của dịch bệnh, Thành phố nâng cao một mức nữa trong công tác phòng chống dịch là áp dụng Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian 15 ngày, từ 0h ngày 9.7.

Tạm dừng nhiều hoạt động chưa cần thiết

Tính từ ngày 27.4 đến nay, TPHCM đã ghi nhận hơn 8.000 ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.

Thông tin tại buổi họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 vào tối 7.7, thời gian qua, để kiểm soát dịch bệnh, Thành phố đã tạm dừng nhiều hoạt động chưa cần thiết; thực hiện giãn cách xã hội toàn Thành phố 15 ngày đầu tháng 6 theo Chỉ thị số 15 của Thủ tướng Chính phủ (riêng Quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, Quận 12 thực hiện theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ).

Từ giữa tháng 6 theo Chỉ thị số 15 của Thủ tướng Chính phủ và từ ngày 19.6 đến nay thực hiện theo Chỉ thị số 10 của UBND TP.

Bên cạnh đó, tạm dừng 3 chợ đầu mối Hóc Môn, Thủ Đức, Bình Điền và nhiều chợ truyền thống; siết chặt công tác phòng chống dịch tại các khu chế xuất khu công nghiệp, khu công nghệ cao...

Chợ đầu mối nông sản Thủ Đức tạm dừng các hoạt động tập kết giao hàng, mua bán trực tiếp từ 8h ngày 7.7 cho đến khi có đủ điều kiện đảm bảo an toàn về phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Ảnh: Ngọc Lê.

Phong tỏa, cách ly cục bộ một số khu vực và phân chia các địa phương thành 3 khu vực (nguy cơ rất cao, nguy cơ cao và nguy cơ) để áp dụng các biện pháp phòng dịch tương xứng. Thành phố cũng đã thành lập 25 Tổ công tác đặc biệt hỗ trợ phòng, chống dịch.

Đến nay, các địa phương đã chủ động cách ly, phong tỏa 157 địa điểm, trong đó Quận 7 đã áp dụng Chỉ thị số 16 toàn bộ Phường Tân Thuận Đông, một phần phường Tân Thuận Tây và một phần Phường Bình Thuận (không bao gồm phần diện tích thuộc Khu Chế xuất Tân Thuận).

TP.Thủ Đức đã áp dụng đối với phường Tân Phú (không bao gồm Khu công nghệ cao); huyện Hóc Môn đã áp dụng một phần ấp Hậu Lân, xã Bà Điểm và 5 khu phố thuộc thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn,…

Ngoài ra, các địa phương đã cách ly y tế tập trung F1 tại 127 điểm và cách ly y tế tập trung F1 tại 62 khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn.

Đẩy mạnh công tác lấy mẫu xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm

Thành phố cũng đẩy mạnh công tác lấy mẫu xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm, đặc biệt là các địa phương có nguy cơ rất cao. Hiện nay, Thành phố có 2.000 đội lấy mẫu, trong đó 1.200 đội chính và 800 đội dự phòng. Tổng công suất lấy mẫu của Thành phố đạt 1,3 triệu/mẫu ngày.

Lấy mẫu xét nghiệm tầm soát COVID-19 cho người dân ở Quận 8, tối 29.6. Ảnh: Chân Phúc.

Về năng lực xét nghiệm, công suất đạt 400.000 mẫu gộp/ngày. Chỉ riêng từ ngày 26.5 đến nay, Thành phố đã xét nghiệm hơn 1,7 triệu mẫu nhằm phát hiện sớm các trường hợp nhiễm.

Thành phố cũng đã thành lập 100 tổ kiểm tra, hướng dẫn điều kiện an toàn phòng chống dịch trong sản xuất tại các doanh nghiệp trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao,...

Liên quan tới chiến dịch tiêm vaccine đợt thứ 4 trên địa bàn, Thành phố đã thành hoàn thành chỉ tiêu với 836.000 liều trong vòng 5 ngày theo yêu cầu của Bộ Y tế. Lũy kế sau 4 đợt tiêm vaccine, Thành phố đã tiêm được 985.000 liều.

Tổng kinh phí hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh là 886 tỷ đồng với 6 nhóm chính sách hỗ trợ.

TPHCM đã có nhiều giải pháp để kiểm soát, khống chế dịch COVID-19 nhưng do tính chất phức tạp của dịch bệnh, cùng với mật độ dân cư rất cao tại thành phố và mức độ giao thương với các địa phương rất lớn nên công tác kiểm soát dịch bệnh đặt ra nhiều thách thức, nhất là kiểm soát chủng vi rút Delta - khả năng lây lan nhanh, giảm hiệu quả bảo vệ của vaccine.

Chính vì vậy, để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, Thành phố xác định cần phải làm quyết liệt hơn nữa, xem đây là cuộc chiến thực sự, phải chấp nhận hy sinh lợi ích ngắn hạn để đảm bảo cho sự phát triển dài hạn và nâng cao một mức nữa trong công tác phòng chống dịch, đó là áp dụng Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian 15 ngày trên địa bàn Thành phố từ 0h ngày 9.7.

Báo Lao Động, Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng và Công đoàn ngành Y tế chính thức phát động Chương trình "VÌ NHỮNG CHIẾN BINH ÁO TRẮNG". Chương trình mong muốn góp một phần nhỏ bé hỗ trợ, tạo thêm sức mạnh cho những người ngày đêm cống hiến, hy sinh, lăn xả quên mình vì nhân dân, vì đất nước.

Chương trình kêu gọi sự ủng hộ của tất cả cá nhân, tổ chức, cơ quan, đơn vị. Sự đóng góp của quý vị sẽ được chúng tôi chuyển đến hỗ trợ những y, bác sĩ, cán bộ y tế để góp phần chia sẻ khó khăn, đoàn kết chống dịch.

Mọi sự hỗ ủng hộ gửi về Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động bằng một trong các hình thức sau đây:

  1. Liên hệ trực tiếp Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động:

    Số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 024.39232756 - 024.39232748
    Hoặc các Văn phòng đại diện Báo Lao Động trên toàn quốc.

  2. Chuyển tiền qua tài khoản:
    Tên tài khoản: Quỹ xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng

    • STK 113000000758 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 0021000303088 tại Vietcombank, chi nhánh Hà Nội.
    • STK 12410001122556 tại BIDV, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 1005755579 tại SHB, chi nhánh Hà Nội.
    • Số tài khoản USD 115000196228 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Nội dung chuyển khoản: Hỗ trợ chiến binh áo trắng

  3. Hỗ trợ qua Ví Momo:

    Mở Ví Momo, chọn chương trình “Mỗi ngày một nghìn”. Thực hiện theo hướng dẫn. Nội dung lời nhắn: Hỗ trợ chiến binh áo trắng.

  4. Hoặc hỗ trợ trực tuyến: bằng cách bấm vào nút ỦNG HỘ NGAY bên dưới.

.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn