MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi là hút thuốc. Ảnh đồ họa: Hương Giang

Không hút thuốc vẫn mắc ung thư phổi: Vì sao?

Thùy Linh LDO | 03/03/2023 06:41

Nếu không hút thuốc, bạn sẽ không mắc ung thư phổi- đây là một suy nghĩ sai lầm phổ biến của nhiều người hiện nay. Dù thuốc lá là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh ung thư phổi, nhưng vẫn còn những nguyên nhân khác khiến bạn mắc căn bệnh này. 

Đa số ung thư phổi có liên quan đến tiền sử hút thuốc lá, khói thuốc lá chứa hơn 7000 chất hóa học, ít nhất 250 chất đã được biết là gây hại tới sức khỏe. Trong 250 chất này, có ít nhất 69 chất gây ung thư.

Tuy nhiên có khoảng 10-15% các bệnh nhân ung thư phổi chưa từng hút thuốc lá. Tại Việt Nam, phần nhiều phụ nữ không có thói quen hút thuốc lá, tuy nhiên năm 2018 cũng có tới gần 7000 ca ung thư phổi mới phát hiện ở nữ giới.

Như vậy, có thể thấy hút thuốc là làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi, và nhiều người dù không hút thuốc nhưng có tiếp xúc khói thuốc hay hút thuốc lá thụ động cũng vẫn mắc căn bệnh này.

Giải đáp mắc tại sao không hút thuốc lá vẫn có thể mắc ung thư phổi, Ths.BSCKII Vũ Xuân Huy, Phó Trưởng Khoa Xạ tổng hợp Tân Triều, Bệnh viện K cho biết: Nguyên nhân gây ung thư chủ yếu gồm 2 nguyên nhân, một là yếu tố mắc phải (80%), hai là do yếu tố di truyền (20%).

Đối với ung thư phổi, 80% mắc phải là do thuốc lá có chứa nhiều hóa chất như Hydrocarbon thơm nhiều vòng gây ung thư.

Thống kê cho thấy 90% bệnh nhân ung thư nam giới liên quan đến thuốc lá, nữ giới chiếm 50-80% liên quan thuốc lá chủ động hoặc thụ động. 

Ngoài ra, thuốc lá còn gây ra nhiều ung thư khác như ung thư hạ họng, thanh quản, vòm (chiếm đến 75%) và ung thư bàng quang (chiếm 5%). 

Theo bác sĩ Huy, ngoài thuốc lá, các yếu tố khác có thể gây ung thư phổi như liên quan đến các khu công nghiệp, liên quan khí hậu, liên quan đến môi trường sống, ô nhiễm môi trường, liên quan đến các chất độc hại như asen, niken hoặc crôm, bụi amiăng hoặc bụi công nghiệp.... Ngoài ra, còn có các yếu tố khác như là do di truyền, do gen, đột biến gen... 

Các bác sĩ khuyến cáo người dân thay đổi lối sống để giảm rủi ro

Những người không hút thuốc đã loại bỏ yếu tố nguy cơ lớn nhất của họ đối với ung thư phổi. Nhưng những người không hút thuốc có thể thực hiện một số thay đổi lối sống để giúp giảm nguy cơ của họ nhiều hơn:

- Kiểm tra nhà bạn đang ở xem có khí radon, tránh khói thuốc thụ động và hạn chế phơi nhiễm tại nơi làm việc có thể giúp bạn tránh được những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi ở những người không hút thuốc.

- Chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều trái cây và rau quả có thể giúp giảm nguy cơ ung thư phổi. Một số bằng chứng cho thấy chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh ung thư phổi ở cả người hút thuốc và người không hút thuốc.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn