MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Các địa phương đang lên kế hoạch tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em. Ảnh: Hải Nguyễn

Những phản ứng có thể gặp sau tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ và cách xử trí

Huyên Nguyễn LDO | 27/10/2021 08:39
TPHCM - Khi tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em có thể gặp một số tác dụng phụ. Cán bộ y tế, phụ huynh cần nắm rõ để có hướng xử trí phù hợp. 

Phản ứng tâm lý dây chuyền

Hôm nay (17.10), TPHCM bắt đầu khởi động tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ tại quận 1 và huyện Củ Chi. 

Để đảm bảo an toàn trong tiêm chủng, Viện Pasteur TPHCM phối hợp cùng Sở Y tế TPHCM, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) tổ chức tập huấn trực tuyến cho tất cả đội tiêm chủng với khoảng 3.900 nhân viên y tế.

Các nội dung tập huấn chú trọng như tổ chức tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ; công tác khám sàng lọc trước tiêm; xử trí phản ứng sau tiêm và tổ chức công tác cấp cứu phục vụ tiêm chủng cho trẻ.  

Trong tiêm chủng, công tác sàng lọc rất quan trọng. Đại diện Viện Pasteur TPHCM lưu ý, các đội tiêm phải khám sàng lọc kĩ trước khi tiêm vì có thể xảy ra trường hợp trùng hợp ngẫu nhiên xảy ra khi tiêm như: Đột quỵ não, đột quỵ tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính…

Ngoài ra, các đội tiêm chủng cần chú ý đến triệu chứng tâm lý dây chuyền khi tiêm (phản ứng lo sợ khi tiêm) cho trẻ với các triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, nôn, buồn nôn, tê tay chân… và lây lan ra hàng loạt. Nếu có những biểu hiện trên, cần xử lý cho trẻ ở phòng riêng, trấn an và giải thích cho các trẻ còn lại.

Chia sẻ thêm về phản ứng tâm lý dây chuyền, Bác sĩ CKII Nguyễn Minh Tiến - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) - cho biết, ngất dây chuyền là một phản ứng tâm lý tương đối phổ biến ở trẻ em. Khi 1 trẻ có biểu hiện bất thường thay đổi về mặt tâm lý như biểu hiện hốt hoảng, sợ sệt, lo lắng, thở nhanh tạo phản ứng trong cơ thể gây ngất thì những trẻ khác sẽ có biểu hiện tương ứng theo. 

Để giải quyết vấn đề này, các nhà chuyên môn, tiêm chủng phối hợp với các chuyên gia tâm lý khi tiêm cho trẻ nên theo dõi ở một điểm tương đối tách biệt so với trẻ chưa tiêm, ngăn cách với nhau và với số lượng vừa phải, thường có phụ huynh hoặc giáo viên để tạo tâm lý tốt cho các cháu. 

Viêm cơ tim ở trẻ

Theo bác sĩ Tiến, triệu chứng tác dụng phụ thông thường của tiêm vaccine COVID-19 thường xảy ra 12-24 tiếng, có thể kéo dài 72 tiếng đầu sau tiêm. Tác dụng phụ như viêm cơ tim có thể xuất hiện trong 1 tuần đầu tiên dù tỉ lệ rất thấp.

Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, triệu chứng viêm cơ tim xuất hiện tỉ lệ rất thấp ở mũi 1, khoảng 40-60 trường hợp/1 triệu trẻ, ở mũi tiêm thứ 2 thì khoảng 90-120/1 triệu trẻ tiêm vaccine. Tuy nhiên, tất cả đều ở mức độ nhẹ trung bình, được nhập viện điều trị theo dõi và phục hồi sau đó.

Một số biểu hiện của viêm cơ tim như mệt, đánh trống ngực, vã mồ hôi, biểu hiện của suy tim, chức năng tim giảm, rối loạn chức năng tim. Đây là điểm khác biệt rõ rệt khi tiêm chủng ở trẻ em và người lớn. Người lớn thì lưu ý biến chứng liên quan đến rối loạn đông máu, ở não… còn trẻ em quan tâm tới viêm cơ tim.

Sau khi tiêm, trẻ cần được nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng, theo dõi kỹ diễn biến sức khoẻ, kịp thời đưa đến cơ sở y tế để xác định được các tác dụng phụ sau tiêm.

Phụ huynh cũng nên cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu, vận động nhẹ nhàng, tránh nằm 1 chỗ. Khi có biểu hiện bất thường như mệt, vã mồ hôi, tay chân lạnh… thì kịp thời đưa tới bệnh viện ngay.

Trong trường hợp trẻ đau nhức người, bác sĩ hướng dẫn phụ huynh cần trấn an trẻ, kết hợp xoa bóp, động viên, cho trẻ uống nhiều nước, uống thêm nước cam để tăng đề kháng. Nếu tình trạng đau mỏi nhiều, có thể cho uống thuốc giảm đau, liều thấp và theo khuyến cáo của bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng - Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM - cho hay, chiến dịch tiêm cho trẻ em, lứa tuổi đặc thù khác với người lớn, vì vậy, ngành Y tế phải vừa đảm bảo an toàn tiêm chủng, vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19 trong buổi tiêm ngừa.

This browser does not support the video element.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến nói về những lưu ý sau khi tiêm vaccine cho trẻ em. Thực hiện: Nguyễn Ly - Khánh Linh - Thanh Chân

Theo Viện Pasteur TPHCM có 4 đối tượng sau khám sàng lọc cần phân biệt: Đủ điều kiện tiêm, cần thận trọng khi tiêm (có tiền sử dị ứng các dị nguyên khác; có bệnh nền, bệnh mãn tính; mất tri giác, mất năng lực hành vi, giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu, sử dụng thuốc kháng đông…), trì hoãn tiêm (mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng, mắc bệnh cấp tính, bệnh đang tiến triển…) và chống chỉ định (phản vệ cùng loại vaccine, theo hướng dẫn nhà sản xuất).

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn