MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bệnh nhân được phẫu thuật cắt búi trĩ. Ảnh: PHONG LAN

Nỗi khổ của người làm văn phòng do bệnh trĩ

NGUYỄN LY LDO | 21/04/2024 22:30

TPHCM - Bệnh trĩ là một trong những vấn đề sức khỏe mà người làm việc trong môi trường công sở có nguy cơ gặp phải rất cao. Do dân văn phòng có đặc thù công việc là phải ngồi nhiều và ít vận động nên sẽ tạo áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn - trực tràng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Là người làm việc văn phòng được 6 năm nay, chị Nguyễn Thị Lan Hà (28 tuổi, TPHCM) lại không may mắc bệnh trĩ ngoại được 1 năm nay. Sau vài lần đi khám, bác sĩ xác định chị Hà vẫn ở mức độ nhẹ nên quyết định cho chị một loại thuốc bôi ngoài để việc đi vệ sinh được dễ dàng hơn, giảm tỉ lệ bệnh nặng hơn.

Khoảng 3 tháng sau kể từ ngày đi khám bệnh, chị Hà bắt đầu có thai nên tình trạng bị táo bón do bầu 3 tháng thường gặp phải khiến mỗi ngày trôi qua của chị rất khó khăn.

“Tôi đi làm ngồi làm việc rất bất tiện, giờ không sử dụng được thuốc vì đang mang thai, chịu đựng qua ngày đúng là rất đáng sợ” - chị Hà chia sẻ.

Theo nghiên cứu của Hội Hậu môn trực tràng học Việt Nam, bệnh trĩ chiếm tỉ lệ 35-50% các ca bệnh về đại trực tràng. Mặc dù không phải là bệnh ác tính nhưng bệnh trĩ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh. Khối trĩ gây ra cảm giác ngứa rát, đau đớn vùng hậu môn, nhất là khi đại tiện.

Nhóm đối tượng ngồi nhiều đa phần là giới văn phòng, là những đối tượng có công việc ngồi nhiều 8-9 tiếng mỗi ngày, phải làm việc suốt 5-6 ngày/tuần và thường đến thăm khám ở giai đoạn bệnh nặng. Ngoài ra, trĩ còn xuất hiện ở những đối tượng ít vận động, lạm dụng rượu bia, người béo phì, phụ nữ mang thai, táo bón hoặc tiêu chảy mạn tính. Thói quen ngồi bồn cầu lâu, rặn nhiều khi đi đại tiện, chế độ ăn thiếu rau xanh cũng góp phần gây bệnh.

PGS.TS.BS. Dương Văn Hải - Trưởng Đơn vị Hậu môn trực tràng - Bệnh viện Bình Dân (TPHCM) cho biết, mô trĩ là mô bình thường, ở trong ống hậu môn có tác dụng ngăn không cho thoát khí, các chất dịch trong hậu môn ra bên ngoài. Liên quan đến bệnh trĩ, được phân ra làm trĩ nội và trĩ ngoại, một người có thể bị cả hai loại.

Bệnh trĩ khi xuất hiện triệu chứng thì nên điều trị nội hoặc ngoại khoa. Thường bệnh nhân khi phát hiện sẽ được bác sĩ khuyên điều trị ngoại khoa trước, trừ những trường hợp cấp cứu chảy máu… thì sẽ được chỉ định phẫu thuật ngoại khoa sớm.

Biểu hiện của bệnh trĩ điển hình là đi cầu ra máu và cũng là một trong những triệu chứng thường gặp khiến bệnh nhân sợ nhất. Thường đặc điểm máu đi sau phân và máu dính trên thành của toilet hoặc bề mặt phân. Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu khác như ngứa, đau hậu môn…

Hiện nay, tâm lý ngại đi khám khiến nhiều bệnh nhân bỏ qua cơ hội can thiệp sớm bệnh. Khi đi khám bệnh, nhân sẽ được nội soi, giải phẫu bệnh để khám phá thêm những bệnh lý khác. Nếu phát hiện sớm, sẽ có phác độ điều trị phù hợp.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn