MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Thiếu thuốc đặc trị, bệnh nhân tay chân miệng tạm được điều trị bằng thuốc khác

NGUYỄN LY LDO | 20/06/2023 11:37

TP Hồ Chí Minh - Hiện nay, tình trạng thiếu thuốc phenobarbital đặc trị bệnh tay chân miệng (TCM) độ 3-4 diễn ra ở tất cả các bệnh viện. Nguồn thuốc thiếu, bệnh nhi được điều trị thuốc thay thế, nhưng đó chỉ là loại thuốc "chữa cháy" vì khả năng bệnh nhi chuyển nặng, tử vong vẫn cao.

Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh những tuần gần đây tiếp nhận nhiều bệnh nhi nhập viện vì TCM. Theo ghi nhận tại bệnh viện, cách đây khoảng 1 tháng, Khoa Hồi sức chưa có ca bệnh TCM, còn Khoa Nhiễm - Thần kinh thì hiếm khi mới có 1 bệnh nhi nhập viện. Thế nhưng, 2-3 tuần trở lại đây, toàn bộ Khoa Nhiễm - Thần kinh giường bệnh đều phải nằm đôi.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh – Chuyên gia truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1, bệnh TCM nằm cấp cứu đa phần ở độ 2-3 (độ nặng), số lượng nặng chiếm 50%. Hiện tại, Khoa Hồi sức cấp cứu có 4 bệnh nhi nặng và so với tổng số ca năm ngoái thì không bằng, nhưng tỉ lệ bệnh TCM nặng nhiều hơn.

Bệnh nhi mắc tay chân miệng đang được chăm sóc điều trị. Ảnh: NGUYỄN LY

Năm nay, dịch bệnh TCM ghi nhận có sự xuất hiện của biến chủng virus EV71, loại biến chủng EV71 có thể gây thành dịch nhanh chóng, nhiều người mắc bệnh và tỉ lệ gây biến chứng cao hơn nhiều so với tác nhân gây bệnh.

Hiện nay, nhiều người dân cũng biết về bệnh TCM nên đa phần tự điều trị tại nhà, nhưng người dân thường không biết lúc nào trẻ chuyển nặng để đưa đi bệnh viện kịp thời. Vì vậy, khi trẻ được nhập viện đa phần trong tình trạng nặng.

“Năm nay điều đáng lo hơn nữa là siêu virus đang có khả năng nợ miễn dịch. Khái niệm nợ miễn dịch được xuất hiện sau khi cách ly COVID-19, có nhiều bệnh phải trả nợ miễn dịch. Chẳng hạn như trước đây chúng ta thấy virus RSV (virus hợp bào hô hấp gây viêm phổi), viêm gan bí ẩn, virus Mycoplasma (chủng vi khuẩn thường cư trú ở niêm mạc miệng, họng, đường sinh dục cả nam và nữ)... cũng có một đợt trả nợ miễn dịch. Vì vậy, hiện TCM sẽ là virus trả nợ miễn dịch, bởi trẻ có thời gian cách ly COVID-19 nên không hình thành hệ miễn dịch với bệnh TCM. Bệnh viện cũng đã từng ghi nhận 2 bệnh nhi học chung một lớp nhiễm chủng virus TCM EV71".

Liên quan đến tình trạng thiếu thuốc điều trị TCM, bác sĩ Khanh cho biết, thuốc hiện nay có thể kéo dài hết tháng 10, nếu tháng 10 không được bổ sung thì chắc chắn sẽ thiếu thuốc tiếp, hoặc nếu bệnh nhi TCM tăng nhanh tiếp tục thì nguồn thuốc hiện còn chắc chắn không đảm bảo.

Bệnh nhi mắc TCM đang được bác sĩ điều trị tích cực. Ảnh: NGUYỄN LY

Trong điều trị thuốc TCM hiện nay có thuốc phenobarbital bệnh viện đã hết lâu và thông báo đầu tháng 7 hoặc tháng 8 có, do Việt Nam sản xuất. Nếu không có phenobarbital truyền cho bệnh nhi TCM độ nặng 3-4 thì sẽ tốn nhiều thuốc khác thay thế và trẻ dễ bị nặng.

Và thuốc phenobarbital có công dụng khống chế được cơn giật mình của trẻ mắc TCM, nhưng nếu không khống chế được giật mình thì trẻ dễ bị thở máy, thậm chí là sốc.

Thuốc Gamaglobuline là thuốc được thay thế phenobarbital hiện cũng không còn nhiều, nên bệnh viện sẽ hạn chế sử dụng thuốc cho bệnh nhân khác, dồn thuốc cho bệnh nhân TCM. Gamaglobuline không có dẫn đến khả năng bệnh nhi lọc máu rất lớn, trong khi Bệnh viện Nhi đồng 1 lại chỉ có vài máy lọc máu. Gamaglobuline rất khó có bởi được chích từ máu người lớn, nếu không đủ máu thì không làm được, nên bệnh viện đa phần phải chờ.

Cuối cùng biện pháp tối ưu mà hiện bệnh viện đang áp dụng là hạn chế dùng Gamaglobuline cho các bệnh khác mà để dành cho bệnh nhân TCM.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn