MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ông Nguyễn Văn Tuyết (Ảnh: Xuân Hải)

Vụ học sinh lớp 6 phải học lại từ lớp 1: Đừng chạy theo thành tích ảo!

Xuân Hải (thực hiện) LDO | 07/11/2016 17:12
Ông Nguyễn Văn Tuyết, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh niên thiếu niên và nhi đồng nói như vậy bên lề Quốc hội sáng 7.11 về trường hợp em Lâm Sơn Vũ, học sinh lớp 6 Trường THCS Lê Vĩnh Hòa, TP Sóc Trăng, không đọc được chữ, viết không rành bị nhà trường trả xuống học lại từ lớp 1 ở Sóc Trăng.
Thưa ông, vừa qua tại tỉnh Sóc Trăng có trường hợp một học sinh lớp 6 tại Trường THCS Lê Vĩnh Hòa bị trả về học lại từ lớp 1 vì em này chưa biết đọc chữ và chỉ viết được vài từ. Điều này cho thấy đây là hệ lụy của căn bệnh thành tích trong ngành giáo dục. Vậy ông nhìn nhận như thế nào về vấn đề này?
Trước hết tôi thấy đó là trường hợp không phải hy hữu vì đã nói đến một số trường hợp tương tự như vậy. Tức là mặc dù không đạt yêu cầu đặt ra nhưng vẫn cho lên lớp thì cái đó thể hiện bệnh thành tích trong giáo dục chưa được khắc phục. Và điều đó làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của giáo dục nhưng điều quan trọng hơn là không đánh giá được thực chất chất lượng trình độ của các em học sinh và kiến thức các em cần có để các em vào đời. Cho nên cái đó cần phải được loại bỏ và đặc biệt phải có các biện pháp hữu hiệu trong việc mình không chạy theo thành tích đó. 
Có thể có những em học sinh tiếp thu chậm không tiếp thu được chẳng hạn thì mình nên có phương pháp và biện pháp để giáo dục một cách cá biệt hoặc giáo dục phụ đạo thêm những kiến thức và tìm  mọi cách để các em có kiến thức thật thì mới cho lên lớp, chứ đến lớp 6 mà chỉ biết viết mỗi tên mình thì không ổn
Dù gia đình có đề xuất với nhà trường xin cho em Vũ ở lại lớp nhưng giáo viên nhà trường cho rằng em vẫn đạt điểm và cho lên lớp. Vậy ông đánh giá như thế nào về việc đội ngũ giáo viên vì thành tích mà bất chấp học lực của học sinh?
Theo tôi ngành giáo dục nên kiểm tra lại về cách thức đánh giá và tính điểm để cho lên lớp. Bản thân phụ huynh thấy con họ học không đạt và muốn con họ học thực sự có kiến thức, nếu con họ đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn đặt ra thì giáo viên mới cho con họ lên lớp. Nhưng đối với trường hợp này theo tôi là phải kiểm tra lại xem vì động cơ nào, vì lý do gì hay do những quy định về tỷ lệ phải lên lớp bao nhiêu phần trăm theo quy định để phấn đấu. Tôi cho rằng, việc phấn đấu tỉ lệ học sinh lên lớp khi không đạt như mục tiêu đề ra thì cần phải chấp nhận nó, chứ không nên “cố ép” để cho đạt. 
Theo ông cần có giải pháp như thế nào để "chữa căn bệnh thành tích” trong giáo dục?
Tôi đề nghị ngành giáo dục nên có kiểm tra rà soát lại tổng thể về cách đánh giá và cách tính thi đua giữa các trường. Nếu như trường nào mà mạnh dạn sẵn sàng để các em chưa đạt yêu cầu, không lên được lớp thì đó cũng coi đó là thành tích. Đó là kết quả mà người ta mạnh dạm dám nhìn vào thẳng sự thật, chứ cứ chạy theo thành tích ảo, thành tích không đúng để đánh giá thành tích thì đó là không ổn.

Xin cảm ơn ông!

Clip ĐBQH trả lời báo chí.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn